Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Hội đồng Giám mục Việt Nam nói phải ‘xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào’


Đã đến lúc Giáo Hội Công Giáo VN phải hợp sức với các Tôn Giáo bạn cùng toàn dân trong nước và hải ngoại lên tiếng công khai đòi hỏi nhà cầm quyền phải thức tỉnh để cứu dân tộc thoát khỏi sự kiểm tỏa của Tầu cộng mà trong hàng ngũ lãnh đạo đã có vài tên âm thầm bán đứng quê hương, muốn cho quê hương phải chịu nộ lệ giặc Tầu thêm một ngàn năm lần thứ 2.

SGM.

Vì sao Hội đồng Giám mục VN góp ý Hiến pháp?

Phạm Anh Tuấn Sưu Tầm

Hội đồng Giám mục Việt Nam nói phải ‘xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào’

Trong Bản nhận định và góp ý gửi tới Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hôm 01/03, Hội đồng Giám mục Việt Nam không chỉ bày tỏ bất đồng với Điều 4 mà còn mạnh dạn nêu lên những mâu thuẫn, bất hợp lý trong cơ cấu chính trị tại Việt Nam và những hậu quả mà những mâu thuẫn, phi lý ấy mang đến cho người dân và đất nước.
Có thể nói từ trước tới nay chưa bao giờ các Giám mục Việt Nam thẳng thắn, công khai và mạnh dạn lên tiếng như vậy.
Điểm ‘tử huyệt’ của chế độ
Bản nhận định, góp ý của các Giám mục Việt Nam đã nêu rõ rằng “trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định một cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào, vì chủ thể của quyền bính chính trị chính là nhân dân”.
Và vì vậy, cần “xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào”.
Với những nhận định rõ ràng và dứt khoát như vậy, một cách gián tiếp Hội đồng Giám mục muốn loại bỏ Điều 4 khỏi Hiến Pháp dù trước đó năm ngày, Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cho rằng những ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 là suy thoái đạo đức, lối sống.
Ngoài việc dám thẳng thắn điểm vào ‘tử huyệt’ của đảng Cộng sản, Bản nhận định và góp ý của các Giám mục còn nêu lên nhiều mâu thuẫn, phi lý trong cơ cấu chính trị ở Việt Nam và những mâu thuẫn, bất hợp lý ấy được thể hiện ngay trong nội dung của Hiến pháp.
Theo nhận định của HĐGM, chính những mâu thuẫn và phi lý ấy là “lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt. Các Giám mục kêu gọi phải có những thay đổi căn bản về “quyền con người”, “quyền làm chủ của nhân dân”, và về việc “thi hành quyền bính chính trị”, trong lần sửa đổi Hiến pháp lần này.
Tiếng nói chính thức, mạnh mẽ
Có thể nói đây cũng là lần đầu tiên các Vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo Việt Nam công khai và mạnh mẽ lên tiếng về một việc hệ trọng của đất nước, dân tộc như vậy.

“Một cách gián tiếp Hội đồng Giám mục muốn loại bỏ Điều 4 khỏi Hiến Pháp dù trước đó năm ngày, Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cho rằng những ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 là suy thoái.”

Vào năm 2002, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có Thư ngỏ gửi lãnh đạo các cơ quan lập pháp của Nhà nước Việt Nam. Trong Thư ngỏ đó các Giám mục Việt Nam đã nhận định rằng để “xây dựng và phát triển một xã hội nhân bản, một xã hội không làm què quặt và hủy hoại con người”, cần phải “xóa giảm những khuyết tật hiện hữu của xã hội”, như “cơ chế xin-cho” và “phát huy những giá trị nhân bản làm cho con người ngày càng trở nên người hơn, sống xứng với phẩm giá của mình hơn”.
Đó lần đầu tiên kể từ năm 1975, Giáo hội Công giáo mới công khai và mạnh dạn nêu những vấn nạn trong xã hội, đặc biệt là cơ chế xin-cho. Tuy vậy, so với những điều được nêu trong Bản nhận định, góp ý lần này, thì nội dung Thư ngỏ đó nhẹ nhàng hơn nhiều.
Trong thời gian qua có một vài Giám mục như Đức cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Vinh, ký vào các kiến nghị của các nhân sỹ, trí thức về các vấn đề liên quan đến tình hình đất nước. Mới đây, Đức cha Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hóa và Đức cha Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Hà Nội, cũng ký vào ‘Kiến nghị 72’.
Vào tháng 5 năm 2012, Ủy Ban Công lý và Hòa bình thuộc HĐGM đưa ra một bản “Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay”, trong đó đề cập đến một số vấn đề nhức nhối, hệ trọng liên quan đến nền kinh tế Việt Nam, luật đất đai, môi trường xã hội, chủ quyền quốc gia, pháp luật, sinh thái, vai trò của trí thức, giáo dục y tế và tự do tôn giáo.
Sáu tháng sau đó cũng Ủy ban này đã có “Bản phúc trình về tình hình công lý, hòa bình và nhân quyền trong xã hội Việt Nam hiện nay”, trong đó nêu rõ những tệ nạn đang xảy ra tại Việt Nam. Sau vụ xử các thanh niên Công giáo và Tin Lành tại Nghệ An mới đây, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh cũng đã lên tiếng “phản đối bản án phi pháp và bất công”.
Nhưng có thế nói dù rất thẳng thắn, mạnh dạn, những tiếng nói, nhận định hay phúc trình ấy được làm tương đối đơn lẻ, ở cấp thấp và mang tính nội bộ. Chẳng hạn, Bản phúc trình của Ủy ban Công lý không được gửi cho lãnh đạo hay cơ quan nào của Việt Nam mà gửi cho các Giám mục trong HĐGM Việt Nam.
Còn Bản nhận định và góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này được Đức cha Nguyễn Văn Nhơn và Đức cha Hoàng Văn Đạt – Chủ tịch và Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam – nhân danh HĐGM VN gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Tại sao vào thời điểm này?
Giáo hội đưa ra những nhận định, góp ý như vậy lúc này vì cũng như bao người dân, nhân sỹ, trí thức khác, từ lâu giáo dân, linh mục, tu sỹ và các giám mục Việt Nam thấy rõ những bất cập, phi lý ở Việt Nam và cảm thấy đã đến lúc phải chính thức lên tiếng.

“Sau vụ xử các thanh niên Công giáo và Tin Lành tại Nghệ An mới đây, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh cũng đã lên tiếng “phản đối bản án phi pháp và bất công”.”

Chẳng hạn, Bản phúc trình của Ủy ban Công lý và Hòa bình đã nêu cụ thể bảy vấn nạn – nếu không muốn nói là tệ nạn – đang xảy ra tại Việt Nam, trong đó tình trạng “xử án bất công”, “dùng bạo lực để giải quyết các tranh chấp dân sự” hay “tham nhũng thành quốc nạn”.
Có thể nói những nhận định, góp ý của Hội đồng Giám mục lần này là kết quả của những ưu tư, lo lắng mà các Giám mục đã có từ trước.
Một yếu tố quan trọng khác làm các Giám mục Việt Nam lên tiếng đó là các Ngài ý thức rằng việc sửa đổi Hiến pháp lần này là một việc hệ trọng và cũng là một cơ hội có một không hai giúp Việt Nam có những thay đổi quan trọng để qua đó đất nước thực sự tiến tới tự do, dân chủ, giàu mạnh.
Ngoài ra, trong thời gian vừa qua người dân cũng như nhiều nhân sỹ, trí thức đã mạnh dạn lên tiếng góp ý và muốn có những thay đổi căn bản, quan trọng trong việc sửa đổi Hiến pháp lần này.
Và vì “không hề thờ ơ với tình hình đất nước” và muốn “góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng một đất nước phát triển vững bền, dân chủ và nhân ái” như hai Bạn nhận định của Ủy ban Công lý và Hòa bình nêu rõ, Giáo hội không thể im lặng trước sự kiện quan trọng như vậy.
Chọn đồng hành với Dân tộc
Một điểm đáng lưu ý nữa là Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng gửi bản nhận định và góp ý đó đến “nhân dân cả nước”.
Và trong phần kết luận, các Giám mục đã nêu rõ mục đính chính của những nhận định, góp ý ấy là muốn “góp phần xây dựng Hiến pháp cho hợp lý và hợp lòng dân”, cũng như “ước mong mọi người dân Việt Nam tích cực góp phần vào việc điều chỉnh Hiến pháp, phục vụ sự phát triển toàn diện và bền vững của dân tộc Việt Nam”.
Có thể nói, qua những nhận định và góp ý ấy, HĐGM Việt Nam muốn chính thức và rõ ràng bày tỏ rằng Giáo hội luôn đồng hành với người dân, với Dân tộc Việt Nam, luôn đứng về phía người dân và với tư cách công dân của mình muốn góp tiếng nói, góp phần của mình để qua đó những quyền căn bản của người dân được tôn trọng, dân tộc Việt Nam được phát triển toàn diện, bền vững.
Cũng nên nhắc lại rằng năm 1980, các Giám mục Việt Nam đã ra một Thư chung kêu gọi con cái mình “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc” hay “đồng hành với dân tộc”. Văn kiện này được xem như bản định hướng cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sau biến cố 1975.
Nhưng kể từ đó, cụm từ “đồng hành với dân tộc” luôn được chính quyền Việt Nam dùng và thường được diễn giải theo hướng có lợi cho mình. Theo cách diễn giải đó, có lúc dân tộc được đồng hóa với đảng, với chế độ. Và như vậy, đồng hành với dân tộc cũng có nghĩa là đồng hành với đảng, với chế độ, hay ít ra không được đi ngược với đường lối, chủ trương, chính sách của đảng.
Qua Bản nhận định và góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này và với việc yêu cầu “xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào” trong Hiến pháp, Giáo hội muốn có một Hiến pháp thực sự là ‘của dân, do dân và vì dân’, chứ không phải một Hiến pháp của, do hay vì bất cứ một đảng phái chính trị nào.
Bài viết thể hiện quan đim và văn phong của tác giả, một trí thức Công giáo hiện làm nghiên cứu tại Viện Global Policy, London.
Đoàn Xuân Lộc Gửi cho (BBC) từ Global Policy Institute, London

CÁCH THỨC GHI TÊN ỦNG HỘ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC CÔNG GIÁO VIỆT NAM GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP CHXHCNVN:

1.- Bấm vào hàng chữ Quý vị và anh chị em có thể ký tên ủng hộ tại đây

2.- Danh sách Quý Vị đã ghi tên hiện ra

3.- Bấm vào hàng chữ Ghi Danh phía trên
4.- Điền HỌ và tên, địa chỉ thành phố, tên quốc gia đang cư ngụ và địa chỉ điện  thư (Email):
Qúy Danh :.................................................
Địa Chỉ :......................................................
Email :.........................................................
Xin đánh giúp số bên cạnh:.................. (ghi lại số code hiện ra)

Bấm vào "Xin nhấn vào đây"
Tâm Thư Kêu Gọi Ủng Hộ Bản Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
VietCatholic Network3/3/2013
Quý vị và anh chị em có thể ký tên ủng hộ tại đây

Vào ngày mùng 01.03.2013, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã gửi Bản nhận định và góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 tới Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại Hà Nội và đã được công bố trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước.

Những nhận định và kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam không những “hợp lý và hợp lòng dân” mà còn là những tảng đá xây dựng nền móng dân chủ - tự do - công bình xã hội cho toàn thể dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XXI, sánh vai với các dân tộc khác trên toàn thế giới. Bản Nhận Định và Góp Ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chân thành và thẳng thắn đề nghị: "Phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiếp Pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc Hội là "cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất", do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào." Kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đáp ứng được nguyện vọng của toàn dân, các quyền căn bản con người được tôn trọng, giải quyết được những bất công và bất ổn xã hội, đồng thời giúp nền kinh tế, văn hóa, xã hội được phát triển một cách lành mạnh, vững bền cho đất nước Việt Nam.

Chính vì lý do đó, Tâm Thư Kêu Gọi Ủng Hộ Bản Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với Nhận Định và Góp Ý của quý Ngài là những tiếng chuông vàng gióng lên đúng vào lúc cao trào lịch sử đang dâng cao, được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt chú ý.

Trước kiến nghị đáng trân trọng và đầy tinh thần xây dựng đó, chúng tôi, những Giám Mục Việt Nam và toàn thể hàng giáo sĩ, giáo dân Công Giáo Việt Nam tại hải ngoại long trọng tuyên bố:

Chúng tôi hoàn toàn đồng ý và tuyệt đối ủng hộ Thư nhận định và góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN gửi Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam nghiêm chỉnh lắng nghe những góp ý của toàn dân cũng như góp ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về việc sửa đổi hiến pháp.

Để thể hiện tinh thần hiệp thông và ủng hộ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong đại cuộc góp phần xây dựng dân chủ tự do cho Tổ Quốc Việt Nam, chúng tôi đề nghị:

1. Kính xin quý Cộng Đoàn, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới, tùy hoàn cảnh, tích cực tổ chức những buổi thắp nến hay cầu nguyện cho Tổ Quốc Việt Nam trong giờ phút lịch sử trọng đại này, để nhà nước Cộng Sản Việt Nam biết nghe theo kiến nghị tâm huyết của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và của các Phong Trào Dân Chủ. Nhờ đó, mọi người dân được hưởng tự do và nhân quyền là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm gắn liền với phẩm giá con người.

2. Trong những buổi thắp nến hay cầu nguyện, Linh mục, tu sĩ, giáo dân trên khắp thế giới ký tên vào danh sách ủng hộ Thư Góp Ý của Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Để tiện việc công bố, mỗi Cộng Đoàn, Cộng Đồng sẽ lập danh sách theo mẫu, chụp hình danh sách và gửi điện thư về cho Vietcatholic ở địa chỉ conggiao@gmail.com. VietCatholic sẽ làm một danh sách chung để công bố cho toàn thế giới.

3. Tha thiết và chân thành kính mời quý vị đồng hương khắp nơi trên thế giới, cùng quý vị trong Quý Tôn Giáo bạn, và mọi người, xin cùng chúng tôi ký tên ủng hộ cho đại cuộc này.

Dân tộc, Giáo Hội và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cần sự hỗ trợ tích cực của mỗi người chúng ta.

Ngày 3.3.2013

Trân Trọng.

Đồng Ký tên: 

Đức Giám Mục Dominic Mai Thanh Lương.
Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange USA.
1538 N Century Blvd
Santa Ana CA 92703. USA.

Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu.
Giám Mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Toronto Canada.
Catholic Pastoral Centre.
1155 Yonge St
Toronto M4T 1W2. CANADA.

Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long OFMconv
Titular Bishop Of Tala and Auxiliary Bishop Of Melbourne
386 Geelong Road, Kingsville VIC 3012. Australia
PO Box 146, East Melbourne VIC 8002. Australia,
Telephone: 03 9315 1945. Facsimile: 03 9315 1907

Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
Giám Đốc Radio VERITAS Asia
Buick St. North Fairview,
Quezon City, Philippines.
P.O. Box 2642.

Lm. Gioan Trần Công Nghị.
Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo VietCatholic.
P.O.Box 735. Avalon, CA 90704, USA.
Tel (310) 510-0192

Lm. Joachim Nguyễn Đức Việt Châu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu
PO Box 1419 Gretna,
LA 70053-5440, USA.

Lm. Antôn Nguyễn Hữu Quảng.
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu.
715 Sydney Rd. Brunswick Vic 3056. Australia.

Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu. Magazine Catholique.
Katholische Monatszeitschrift.

Lm. Paul Chu Văn Chi 
Phó Giám Đốc Vietcatholic Network, Sydney Australia.
92 The River Rd. Revesby NSW 2212. Australia.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét