Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Góp ý sửa đổi hiên pháp


THƯ GÓP Ý VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992
Kính thưa ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cùng toàn thể ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp ( UBDTSĐHP) năm 1992.
Tôi là mục sư Nguyễn Trung Tôn, sinh năm 1971.
Địa chỉ: Thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên , huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Theo tinh thần tiếp thu Nghị quyết của Quốc hội về việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992, tôi xin kính gửi tới Ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp một số góp ý sau đây để góp phần xây dựng một hiến pháp mới, cho nhân dân ta có một hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Kính thưa quý vị
Một quốc gia có thể ổn định và phát triển bền vững thì trước hết là nhờ vào sự nhất trí đồng lòng của tất cả mọi thành phân trong xã hội, thông qua những quy định từ hiến pháp của quốc gia đó, làm nền tảng cho mọi sự hoạt động, chi phối mọi mối quan hệ, là chuẩn mực trong công tác đối nội và đối ngoại. Bởi lý do trên nên bản hiến pháp đó phải thể hiện rõ ràng sự tôn trọng Đấng Tạo Hóa là Đấng đã ban cho con người những quyền bất khả xâm phạm.
Ngay trong bản hiến pháp Hoa Kỳ được soan thảo ngày 17 tháng 9 năm 1787, cũng là bản hiến pháp đầu tiên của thế giới và Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp được đưa ra cách đây hơn 200 năm. Sau này dựa trên tinh thần của hai văn bản Bản trên, bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyên năm 1948 đã quy định ngay tại điều 1 và 2 rằng:
Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, cả lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.
Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản tuyên ngôn này
Không phân biết đối xử vì bất cử lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác. Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền.
Trong bản tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ cộng Hòa ngày 2-9-1945, ngay lời nói đầu cũng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời hai bản văn quan trọng nói trên khi nói “ mọi người sinh ra Tạo Hóa đã ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm, trong đó có quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Một hiến pháp thực sự muốn đảm bảo quyền lợi thưc sự của người dân, như vậy thì trước hết trong hiến pháp của  quốc gia đó phải biết tôn trọng quyền tối thượng của Đấng Tạo Hóa. Hiến pháp của một quốc gia do dân làm chủ bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về  nhân dân thì được hình thành từ sự thỏa thuận giữa các thành phần đa dạng trong xã hội.
Kính thưa quý vị, tội nhận được tin quốc hội có chủ trương tham khảo ý của toàn dân cho bản dự thảo hiến pháp từ lâu nhưng cho mãi tới ngày  24-2-2013, thôn Yên Cổ nơi tôi sinh sống mới tổ chức họp thôn “lấy ý kiến bà con”. Trong buổi họp nội dung này với thời gian chỉ khoảng hơn một tiếng đồng hồ, thực sự không đủ thời gian để ông bí thư chi bộ đọc hết bản tóm tắt chứ chưa nói gì tới đọc toàn văn bản dự thảo, vả lại với thời gian ít ỏi như vậy cùng với  khả năng trình độ của bà con nông dân thì nhớ được số chương, số điều thôi đã là khó chứ chưa nói gì tới góp ý. Tôi thật không hiểu ủy ban sửa đổi hiến pháp có thật lòng muốn nghe góp ý của toàn dân thật hay chỉ là  hình thức? Nhưng dù là thế nào đi nữa thì đây cũng là lần đầu tiên trong đời tôi có cơ hội được tham gia góp ý vào một văn bản quan trọng của quốc gia có liên quan trực tiếp tới các quyền căn bản của con người. Nên tôi không bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng này, mặc dù có thể những ý kiến của tôi chưa hẳn đã được nhìn nhận tiếp thu của UBDTSDHP 1992, nhưng tôi cũng cố gắng để có thể tham gia một vài ý kiến. Tôi đã gặp bí thư chi bộ để mượn bản toàn văn nội dung của BDTHP 1992 để photo và tham khảo. Được biết tôi chỉ có thời gian 5 ngày để đọc, suy ngẫm và góp ý nên tôi chỉ có thể có vài ý kiên sau:
Chương 1 Chế Độ Chính Trị:
Về điều 4.
( Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4)
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.)
Tôi kính mong BDTSDHP hãy thay đổi điều này thành :
Điều 4: Đảng phái chính trị
1.Các đảng phái chính trị được tự do thành lập và hoạt động theo các nguyên tắc dân chủ. Quyền đối lập chính trị được tôn trọng.
2. Pháp luật bảo đảm sự bình đẳng giữa các đảng phái chính trị.
Vì nếu hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân và ngược với bản chất của
một nhà nước pháp quyền. Vì tập  thể, cá nhân nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ.
Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng Sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước.
Ý kiến nêu trên được tiếp thu sẽ tạo cơ hội cho Đảng Cộng sản Việt  nam lấy lại niềm tin đã từng có trong dân, để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận.
Điều 13:
(Điều 13 (ghép và giữ nguyên các điều 141, 142, 143, sửađổi, bổ sung Điều 145)
1. Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
2. Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài “Tiến quân ca”.
4. Ngày Quốc khánh là Ngày tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.
Điều 14 (giữ nguyên Điều 144)
Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội)
Nên lây tên quốc gia là: (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) như vốn có từ năm 1945.
Để đảm bảo đúng với ý nghĩa của một nhà nước dân chủ đa nguyên, như lúc mới khai sinh,vì đây là mục đích ban đầu của toàn dân khi họ tham gia cùng các đảng phái chí trị để dành lại chủ quyền quốc gia.
Chương 2 : Quyền con người.
Một mục đích của việc thành lập Nhà nước là để bảo vệ các quyền đương nhiên của con người. Dự thảo đã điều chỉnh thứ tự để đề cao các quyền này so với Hiến pháp hiện hành, là một tiến bộ đáng ghi nhận, nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp và thực sự đảm bảo quyền con người như công ước quốc tế và thực sự đã tạo điều kiện cho các văn bản luật nhân danh hiến pháp để vi  phạm quyền con người; như các quy định trong Dự thảo về giới hạn quyền (Điều 15), “không lợi dụng quyền con người, quyền công dân”(Điều 16) khi đưa cụm từ “theo quy định của pháp luật”.
Tôi đề nghị bỏ cụm từ này trong hiên pháp.
Điều 25 (sửa đổi, bổ sung Điều 70) 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Về điều này tôi xin trích tuyên ngôn quốc tế nhân quyên năm 1948:
Điều 18: Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tựdo thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
Tôi đề nghị bỏ phần: “hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.” Vì Bất cứ ai vi phạm pháp luật đều bị trừng trị nên Không cần thiết thêm phần này vào trong hiên pháp vì như vậy là tạo điều kiện để luật giới hạn quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
Chương 4.
Bảo Vệ Tổ Quốc:
Điều 70.
(Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45)
Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.)
Về lực lượng vũ trang
Hiến pháp đặt lợi ích của toàn dân lên trên lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Tôi đề nghị bỏ quy định: “lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”.
            Sau cùng tôi đề nghị Hiến pháp phải đảm bảo quyền phúc quyêt của toàn dân , vì vậy việc lấy ý kiến của nhân dân không nên chỉ mang tính hình thức như hiện tại mà tôi đã nói ở trên để mọi người thấy được giá trị thật của quyền xây dựng và nghĩa vụ thực thi hiến pháp.
                                                                        Xin chân thành cám ơn!
                                                                        Thanh Hóa ngày 26-2-2013


                                                                        Mục sư Nguyễn Trung Tôn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét