Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Chị Bùi Hằng Đã Ăn Trở Lại Sau Thời Gian Dài Tuyệt Thực - Bo Trung Bị Bắt

Theo nguồn tin từ luật sư Trần Thu Nam cho biết thì sáng nay vào lúc 4h , luật sư cùng cháu Trung con chị Bùi Minh Hằng từ Sài Gòn xuống trại giam An Bình tỉnh Đồng Tháp, để luật sư Nam tham gia buổi lấy cung của công an huyện Lấp Vò đối với chị Bùi Mình Hăng.

Khi hai người tới nơi thì đã 8h sáng, tuy nhiên chỉ mình luật sư Nam được vào trại theo thủ tục dành cho luật sư bào chữa (cháu Trung phải đứng ngoài cổng trại). 

Sau khi kết thúc buổi lấy lời khai của công an đối với chị Bùi Thị Minh Hằng luật sư Nam ra công trại thì không thấy cháu Trung đâu, luật sư gọi điện thoại cho cháu không được nên đã hỏi thăm những người xung quanh khu vực đó thì được biết: Khi luật sư Nam vào trong, cháu Trung đi vào khu nhà hành chính của trại giam để yêu cầu cho gặp mẹ thì bị gác cổng lôi ra ngoài, Sau đó Trung có gào "Mẹ ơi con Trung đây..." Trung có đập đầu hoặc tay vào cổng trại, tiếp theo là Công an xã đến bắt cậu đi. 

Biết được thông tin này, luật sư Nam đã tới công an xã An Bình để tìm hiểu. Tại đây lãnh đạo công an xã tránh mặt, nhưng lại có rất nhiều công an giao thông và lực lượng an ninh và cảnh sát cầm máy quay để chụp hình luật sư. Vì không gặp được lãnh đạo của công an xã An Bình, bản thân chỉ đi một mình nên luật sư Nam đã quay về quán nước để trông đồ đạc cho cháu Trung. Luật sư đang đợi có thêm người tới sẽ tiếp tục vào công an xã An Bình để yêu cầu họ cho biết về tình hình của cháu Trung.

Về tình hình sức khỏe của chị Bùi Thị Mình Hằng thì theo luật sư cho biết rằng: Chị đã tuyệt thực trong thời gian dài và hôm nay mới ăn trở lại. Mặt chị gầy quắt lại, sức khỏe yếu trầm trọng nhưng tinh thân rất cương quyết. Khi đưa chị ra phòng cung phải có 2 người sốc 2 bên. 

Chị Hằng liên tục tố cáo công an đã đánh đập chị và những người đi cùng, chị tố cáo cụ thể ông Lê Hoàng Dũng là phó thủ trưởng công an huyện Lấp Vò là người đã đánh chị, nhưng nay lại là người ký lệnh khởi tố chị trong vụ án này. 

Luật sư Nam cho biết với tư cách là luật sư của chị Bùi Thị Minh Hằng anh sẽ có kiến nghị với cơ quan chức năng về vấn đề này .

Tôi xin kính chuyển tới quý đọc giả cùng các tổ chức theo dõi nhân quyền trên toàn thế giới hãy tiếp tục lên tiếng bênh vực chị và bảo vệ những người trong nước đang tích cực tham gia đấu tranh cho cho quyền làm người tại Việt Nam được thực thi.

Thanh hóa ngày 31/3/2014
Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 01628387716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Bài tham luận trước Quốc Hội Hoa Kỳ



Kính thưa: Uỷ Ban Nhân Quyền Tom Lantos
Tôi được biết hôm nay Quý vị sẽ tổ chức buổi điều trần về vai trò của các tổ chức tôn giáo trong xây dựng xã hội dân sự tại Việt Nam.


Tôi là: Nguyễn Trung Tôn sinh năm 1971 tại Thanh Hóa Việt Nam. Từ năm 2000 tôi theo đạo Tin Lành  thuộc Hệ phái Phúc Âm Toàn Vẹn Việt Nam. Tôi đã theo học các khóa thần học và được công nhận là mục sư của tổ chức tôn giáo này từ năm 2008. Do tôi đã có nhiều nổ lực đấu tranh cho tự do Tôn giáo và nhân quyền, nên tôi đã bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt cầm tù từ ngày 15-1-2011 tới ngày 15-1-2013. Hiện đang bị quản chế tại địa phương. Tôi vinh dự được thay mặt những người Tin Lành yêu chuộng tự do gửi tới quý vị vài nhận định sau đây về vài trò của tổ chức Tôn giáo Tin Lành trong xây dựng xã hội dân sự tại Việt Nam.

A.     Những thuận lợi :
Tại Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 80 hệ phái Tin lành đang hoạt động trên khắp các tỉnh
thành cả nước.  Trên thực tế cho tới nay mới có 6 hay 7 hệ phái Tin Lành được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân hoặc cho phép đăng ký sinh hoạt. Nhưng hầu hết các tổ chức Tin lành tại Việt Nam đã hình thành được cơ cấu tổ chức, các Tin đồ đều sốt sắng với niềm tin, vâng phục người lãnh đạo thuộc linh của mình. Tất cả đều có chung một sứ mạng là dấn thân cho Công lý, bảo vệ niềm tin và góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp. Đã có nhiều tổ chức Tin Lành tham gia trong công tác từ thiện nhân đạo, giáo lý Tin lành lấy tình yêu thương làm tâm điểm của niềm tin, vì vậy sẵn sàng san sẻ với người xung quanh. Có những nhóm tin hữu luôn sẵn sàng dấn thân chăm sóc các bệnh nhân HIV và một số làm công tác giải cứu người nghiện ma tuý để họ có cơ hội trở lại cuộc đời tươi đẹp hơn… Bởi những việc làm trên người Tin lành đã tạo được uy tín trong cộng đồng xã hội.
Mới đây Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của HĐNQ LHQ vậy buộc họ sẽ phải tôn trọng và thực thi những quy định của Quốc tế về những quyền dân sự và chính trị.
B.     Những khó khắn, và hạn chế:
Các hệ phái Tin Lành ở Việt Nam hiện tại bị chi phối bởi những quy định của Pháp Lệnh Tôn Giáo năm 2004, Chỉ thị 01/2005/NĐ-CP và mới đây là: Nghị Định 92/2012/ NĐ-CP quy định về công tác Tôn giáo. Bới vậy đã chia các hệ phái Tin Lành thành 3 nhóm khác nhau
-          Tổ chức Tin Lành đã được công nhận tư cách pháp nhân.
-          Tổ chức Tin Lành đã được chấp nhận cho đăng ký sinh hoạt.
-          Các tổ chức Tin Lành bị cấm sinh hoạt vì chưa được đăng ký hay  công nhận.
Ngoài ra chưa kể tới một số cá nhân các mục sư bị uy hiếp hay vì lý do nào đó nên sẳn sàng thỏa hiệp với chính quyền làm tay sai cho họ để bách hại các nhóm Tin Lành chưa được nhà nước công nhận; mà người Tin Lành gọi những người này là ( Tin Lành Quốc Doanh ). Chính  nhóm người này  đã gây ra nhiều mâu thuẩn trong cộng đồng dân Chúa.
            Bởi lý do trên mà nhiều nhóm Tin Lành vẫn không thể sinh hoạt đều đặn, bị gây sức ép trong cuộc sống hàng ngày …
            Đa số vì mục tiêu phát triển số lượng tín đồ và duy trì sinh hoạt, tránh né va chạm với chính quyền nên các hệ phái Tin lành luôn giảng dạy cho tin đồ không làm chính trị hay tham gia chính trị. (Mặc nhiên họ lại rất tích cực làm chính trị xuôi chiều theo cộng sản để nhận được ân huệ từ đảng CS).
            Những ms hay tin đồ có tinh thần dấn thân đấu tranh vì Công lý hầu hết đều bị bắt cầm tù hoặc bị cô lập bởi lối tuyên truyền của cộng sản và sự tiếp tay của chính những người Tin lành (Quốc doanh)
Chỉ trong vòng năm 10 năm vừa qua đã có hàng loạt các mục sư tin đồ bị bắt cầm tù vì đấu tranh cho công lý với các tội danh bị gắn ghép khác nhau:
            Như vụ Bắt MS Nguyễn Hồng Quang và 3 đồng đạo là MS Phạm Ngọc Thạch, MS Nguyễn Thành Nhân và cô Lê Thị Hồng Liên năm 2004
            Năm 2007 là Luật sư Nguyễn Văn Đài và LS Lê Thị Công Nhân.
            Năm 2011có  MS Dương Kim Khải, MS Nguyễn Công Chính, bản thân tôi MS Nguyễn Trung Tôn, chị Hồ Thị Bích Khương và hàng trăm đồng bào H'mong tại Điện Biên và các tỉnh phía bắc cũng bị bắt bớ cầm tù.
            Ngoài ra từ năm 2004 -2008 còn có hàng trăm người sắc tộc ở Tây nguyên bị cầm tù vì niềm tin tôn giáo.
Trong gia đoạn từ năm 2001-2004 tại Việt Nam đã có trên 4 nghìn hội thánh Tin lành tư gia của đồng bào sắc tộc tại Tây nguyên bị cấm sinh hoạt. Ở khu vực các tỉnh Miền Tây Bắc có tới 600 Hội thánh Tin lành tư gia bị cấm sinh hoạt, nhiều người phải bỏ xứ ra đi chỉ vì lý do tôn giáo. Năm 2010 Hội thánh Tin Lành Menoni của mục sư Nguyễn Hồng Quang tại Sai gòn bị đập phá trụ sở và trung tâm mục vụ, Hội thánh Lutheran Việt Nam - Hoa Kỳ của Mục sư Nguyễn Công chính và Hôi thánh Tin Lành Đấng Christ của mục sư A Ga bị cấm hoạt động. Ở phía Bắc năm 2013 có nhóm Tin Lành do anh Dương Văn Mình phụ trách (mà Việt Nam gọi họ là Đạo Dương Văn Mình) bị đàn áp rất dã man...
Bởi những khó khăn trên khiến những người theo đạo Tin lành có tinh thần đấu tranh vì Công lý bị Nhà cầm quyền Cộng sản cùng những quy định phi lý của giáo quyền cô lập. Những tổ chức Tin Lành muốn tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện đều phải xin phép hay báo cáo với chính quyền và làm theo sự hướng dẫn của họ nên hiệu quả chưa cao.
Vì những khó khăn và thuận lợi nói trên Tôi và một số các ms và tín đồ trong nước có cùng lý tưởng đấu tranh bảo vệ niềm tin và bảo vệ Chân lý đã có kế hoạch liên kết cùng nhau thanh lập một tổ chức Tin lành độc lập với danh xưng dự kiến “Hội Thánh Tin Lành Vì Công Lý” nhằm tạo thành một chổ dựa tin cậy của cộng đồng những người Tin Lành có tinh thần tranh đấu cho tự do đang bị kềm kẹp trong khẩu hiệu bị ếm chú bởi Công sản “Tin Lành không làm chính trị”. Phá vỡ “bức tường” ngăn cách đã bị tạo ra bởi bàn tay người Cộng sản, để nhân danh niêm tin tiếp cận với quần chúng nhân dân chia sẻ niềm tin và Lẽ Thật. Giải phóng người dân ra khỏi nỗi sợ hãi. Thúc đẩy những tổ chức xã hội dân sự hình thành và luôn đứng bên để cùng hoạt động cầu nguyện yểm trợ tình thần cho họ…
       Để thực hiện được kế hoạch này hiện nay chúng tôi rất cần sự quan tâm của Chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ cùng cộng đồng Quốc Tế. Với tư cách là thanh viên của các tổ chức này, kính mong quý quốc hãy nỗ lực thúc đẩy nhà nước Cộng sản Việt Nam tôn trong những quy định trong Công Ước Quốc Tế. Yêu cầu Cộng Sản Việt Nam không chỉ là “Cải thiện nhân quyền” mà là phải thực thi Nhân quyền đầy đủ. Mong quý vị hãy trực tiếp gặp gỡ trao đổi với đại diện của các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam để lắng nghe họ chia sẻ, vận động tài chính giúp đỡ dân nghèo Việt Nam thông qua các tổ chức Phi chính phủ các tổ chức XHDS các tổ chức Tôn giáo chưa bị Quốc doanh hóa để tạo uy tín cho chúng tôi trong quần chúng nhân dân, gây mọi sức ép có thể để hệ phái “Tin Lành Vì Công Ly”  mà chúng tôi đang dự kiến có thể ra đời và hoạt động.
Xinh chân thành cám ơn quý vị đã lắng nghe tôi chia sẻ nỗi niềm và sẳn sàng giúp đỡ!
Nguyện cầu Thiên Chúa ban thêm sức mạnh uy quyền cho quý quốc để thúc đẩy nhân quyền trên toàn thế giới.
 Kính thưa: Uỷ Ban Nhân Quyền Tom Lantos


Tôi được biết hôm nay Quý vị sẽ tổ chức buổi điều trần về vai trò của các tổ chức tôn giáo trong xây dựng xã hội dân sự tại Việt Nam.


Tôi là: Nguyễn Trung Tôn sinh năm 1971 tại Thanh Hóa Việt Nam. Từ năm 2000 tôi theo đạo Tin Lành  thuộc Hệ phái Phúc Âm Toàn Vẹn Việt Nam. Tôi đã theo học các khóa thần học và được công nhận là mục sư của tổ chức tôn giáo này từ năm 2008. Do tôi đã có nhiều nổ lực đấu tranh cho tự do Tôn giáo và nhân quyền, nên tôi đã bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt cầm tù từ ngày 15-1-2011 tới ngày 15-1-2013. Hiện đang bị quản chế tại địa phương. Tôi vinh dự được thay mặt những người Tin Lành yêu chuộng tự do gửi tới quý vị vài nhận định sau đây về vài trò của tổ chức Tôn giáo Tin Lành trong xây dựng xã hội dân sự tại Việt Nam.

A.     Những thuận lợi :
Tại Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 80 hệ phái Tin lành đang hoạt động trên khắp các tỉnh
thành cả nước.  Trên thực tế cho tới nay mới có 6 hay 7 hệ phái Tin Lành được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân hoặc cho phép đăng ký sinh hoạt. Nhưng hầu hết các tổ chức Tin lành tại Việt Nam đã hình thành được cơ cấu tổ chức, các Tin đồ đều sốt sắng với niềm tin, vâng phục người lãnh đạo thuộc linh của mình. Tất cả đều có chung một sứ mạng là dấn thân cho Công lý, bảo vệ niềm tin và góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp. Đã có nhiều tổ chức Tin Lành tham gia trong công tác từ thiện nhân đạo, giáo lý Tin lành lấy tình yêu thương làm tâm điểm của niềm tin, vì vậy sẵn sàng san sẻ với người xung quanh. Có những nhóm tin hữu luôn sẵn sàng dấn thân chăm sóc các bệnh nhân HIV và một số làm công tác giải cứu người nghiện ma tuý để họ có cơ hội trở lại cuộc đời tươi đẹp hơn… Bởi những việc làm trên người Tin lành đã tạo được uy tín trong cộng đồng xã hội.
Mới đây Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của HĐNQ LHQ vậy buộc họ sẽ phải tôn trọng và thực thi những quy định của Quốc tế về những quyền dân sự và chính trị.
B.     Những khó khắn, và hạn chế:
Các hệ phái Tin Lành ở Việt Nam hiện tại bị chi phối bởi những quy định của Pháp Lệnh Tôn Giáo năm 2004, Chỉ thị 01/2005/NĐ-CP và mới đây là: Nghị Định 92/2012/ NĐ-CP quy định về công tác Tôn giáo. Bới vậy đã chia các hệ phái Tin Lành thành 3 nhóm khác nhau
-          Tổ chức Tin Lành đã được công nhận tư cách pháp nhân.
-          Tổ chức Tin Lành đã được chấp nhận cho đăng ký sinh hoạt.
-          Các tổ chức Tin Lành bị cấm sinh hoạt vì chưa được đăng ký hay  công nhận.
Ngoài ra chưa kể tới một số cá nhân các mục sư bị uy hiếp hay vì lý do nào đó nên sẳn sàng thỏa hiệp với chính quyền làm tay sai cho họ để bách hại các nhóm Tin Lành chưa được nhà nước công nhận; mà người Tin Lành gọi những người này là ( Tin Lành Quốc Doanh ). Chính  nhóm người này  đã gây ra nhiều mâu thuẩn trong cộng đồng dân Chúa.
            Bởi lý do trên mà nhiều nhóm Tin Lành vẫn không thể sinh hoạt đều đặn, bị gây sức ép trong cuộc sống hàng ngày …
            Đa số vì mục tiêu phát triển số lượng tín đồ và duy trì sinh hoạt, tránh né va chạm với chính quyền nên các hệ phái Tin lành luôn giảng dạy cho tin đồ không làm chính trị hay tham gia chính trị. (Mặc nhiên họ lại rất tích cực làm chính trị xuôi chiều theo cộng sản để nhận được ân huệ từ đảng CS).
            Những ms hay tin đồ có tinh thần dấn thân đấu tranh vì Công lý hầu hết đều bị bắt cầm tù hoặc bị cô lập bởi lối tuyên truyền của cộng sản và sự tiếp tay của chính những người Tin lành (Quốc doanh)
Chỉ trong vòng năm 10 năm vừa qua đã có hàng loạt các mục sư tin đồ bị bắt cầm tù vì đấu tranh cho công lý với các tội danh bị gắn ghép khác nhau:
            Như vụ Bắt MS Nguyễn Hồng Quang và 3 đồng đạo là MS Phạm Ngọc Thạch, MS Nguyễn Thành Nhân và cô Lê Thị Hồng Liên năm 2004
            Năm 2007 là Luật sư Nguyễn Văn Đài và LS Lê Thị Công Nhân.
            Năm 2011có  MS Dương Kim Khải, MS Nguyễn Công Chính, bản thân tôi MS Nguyễn Trung Tôn, chị Hồ Thị Bích Khương và hàng trăm đồng bào H'mong tại Điện Biên và các tỉnh phía bắc cũng bị bắt bớ cầm tù.
            Ngoài ra từ năm 2004 -2008 còn có hàng trăm người sắc tộc ở Tây nguyên bị cầm tù vì niềm tin tôn giáo.
Trong gia đoạn từ năm 2001-2004 tại Việt Nam đã có trên 4 nghìn hội thánh Tin lành tư gia của đồng bào sắc tộc tại Tây nguyên bị cấm sinh hoạt. Ở khu vực các tỉnh Miền Tây Bắc có tới 600 Hội thánh Tin lành tư gia bị cấm sinh hoạt, nhiều người phải bỏ xứ ra đi chỉ vì lý do tôn giáo. Năm 2010 Hội thánh Tin Lành Menoni của mục sư Nguyễn Hồng Quang tại Sai gòn bị đập phá trụ sở và trung tâm mục vụ, Hội thánh Lutheran Việt Nam - Hoa Kỳ của Mục sư Nguyễn Công chính và Hôi thánh Tin Lành Đấng Christ của mục sư A Ga bị cấm hoạt động. Ở phía Bắc năm 2013 có nhóm Tin Lành do anh Dương Văn Mình phụ trách (mà Việt Nam gọi họ là Đạo Dương Văn Mình) bị đàn áp rất dã man...
Bởi những khó khăn trên khiến những người theo đạo Tin lành có tinh thần đấu tranh vì Công lý bị Nhà cầm quyền Cộng sản cùng những quy định phi lý của giáo quyền cô lập. Những tổ chức Tin Lành muốn tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện đều phải xin phép hay báo cáo với chính quyền và làm theo sự hướng dẫn của họ nên hiệu quả chưa cao.
Vì những khó khăn và thuận lợi nói trên Tôi và một số các ms và tín đồ trong nước có cùng lý tưởng đấu tranh bảo vệ niềm tin và bảo vệ Chân lý đã có kế hoạch liên kết cùng nhau thanh lập một tổ chức Tin lành độc lập với danh xưng dự kiến “Hội Thánh Tin Lành Vì Công Lý” nhằm tạo thành một chổ dựa tin cậy của cộng đồng những người Tin Lành có tinh thần tranh đấu cho tự do đang bị kềm kẹp trong khẩu hiệu bị ếm chú bởi Công sản “Tin Lành không làm chính trị”. Phá vỡ “bức tường” ngăn cách đã bị tạo ra bởi bàn tay người Cộng sản, để nhân danh niêm tin tiếp cận với quần chúng nhân dân chia sẻ niềm tin và Lẽ Thật. Giải phóng người dân ra khỏi nỗi sợ hãi. Thúc đẩy những tổ chức xã hội dân sự hình thành và luôn đứng bên để cùng hoạt động cầu nguyện yểm trợ tình thần cho họ…
       Để thực hiện được kế hoạch này hiện nay chúng tôi rất cần sự quan tâm của Chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ cùng cộng đồng Quốc Tế. Với tư cách là thanh viên của các tổ chức này, kính mong quý quốc hãy nỗ lực thúc đẩy nhà nước Cộng sản Việt Nam tôn trong những quy định trong Công Ước Quốc Tế. Yêu cầu Cộng Sản Việt Nam không chỉ là “Cải thiện nhân quyền” mà là phải thực thi Nhân quyền đầy đủ. Mong quý vị hãy trực tiếp gặp gỡ trao đổi với đại diện của các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam để lắng nghe họ chia sẻ, vận động tài chính giúp đỡ dân nghèo Việt Nam thông qua các tổ chức Phi chính phủ các tổ chức XHDS các tổ chức Tôn giáo chưa bị Quốc doanh hóa để tạo uy tín cho chúng tôi trong quần chúng nhân dân, gây mọi sức ép có thể để hệ phái “Tin Lành Vì Công Ly”  mà chúng tôi đang dự kiến có thể ra đời và hoạt động.
Xinh chân thành cám ơn quý vị đã lắng nghe tôi chia sẻ nỗi niềm và sẳn sàng giúp đỡ!
Nguyện cầu Thiên Chúa ban thêm sức mạnh uy quyền cho quý quốc để thúc đẩy nhân quyền trên toàn thế giới.
Thanh Hóa ngày 26/3/2014
Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 01628387716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Tù nhân lương tâm Hồ Thị Bích Khương lại bị biết giam




Đầu tháng 3 vừa rồi chị Hồ Thị Lan, chị gái của tù nhân lương tâm Hồ Thị Bích Khương mới vào trại giam số 5 Yên Định Thanh Hóa để thăm em gái mình.
Khi chị Lan về nhà và kể cho tôi biết. Trong tháng 2 vừa qua do có ý đồ muốn hảm hại tù nhân lương tâm Hồ hị Bích Khương, nên có một số phạm nhân cùng buồng giam, đã phối hợp cùng công an trại giam để dàn dựng “ chứng cứ” buộc chị Hồ Thị Bích Khương phải chịu kỷ luật một cách oan uổng. Cụ thể là vào dịp tết nguyên đán vừa qua, chị có tranh thủ viết một lá thư để gửi về gia đình. Trong quá trình viết thư có mọt vài chổ không vừa ý, chị đã vứt thư đó vào thùng rác của buồng giam. Chị không ngờ được có một phạm nhân cùng buồng đã lựm lá thư đó và nộp cho công an. Hôm sau do trong buồng giam có người hết án được trở về. Công an đã mang bức thư mà chị Khương vứt trong thùng rác báo cáo cho giám thị trại giam và dựng chuyện: Chị Bích Khương đã gửi thư qua người tù hết án ra ngoài. Họ lập biên bản và xử lý kỷ luật chị với hình thức giam riêng. Chị Hồ Thị Bích Khương kêu oan và đề nghị được đối chất nhưng cán bộ trại không cho. Những ngày sau tết nguyên đán thời tiết vùng núi Thanh hóa vô cùng giá rét. Nhưng trại giam không cho chị mang theo quân áo ấm vào buồng kỷ luật. Ở một mình trong buồng kỷ luật với một bộ quần áo tù mõng manh nên rất lạnh. Cái giá lạnh thấu xương như vậy tới người khỏe mạnh còn không chịu nỗi, huống hồ gì chị là một người đang có bệnh. Do quá rét nên chị Bích Khương phải dùng chiếc mùng của trại để quỳnh quanh người cho đỡ lạnh. Nhưng khi một nữ cán bộ trực trại tới mở cửa buồng giam thấy vậy đã vào buồng dật lấy chiếc mùng không cho chị quỳnh vào người. Do người công an này lôi chiếc mùng đang quấn trên người chị, nên đã làm mùng bị rách. Vậy là họ lại vu cho chị đã phá hoại tài sản trại giam và tăng thêm thời gian kỷ luật chị.
Qua lời kể của chị Hồ Thị Lan tôi thực sự thấy đau lòng thay cho chị và vô cùng bức xúc với những cán bộ trại giam, đã có những hành động quá tàn nhẫn và độc ác đối với một nữ tù nhân lương tâm bất khuất như chị Hồ Thị Bích Khương. Tôi xin viết vài dòng để chia sẽ tới quý độc giả để cùng cầu nguyện cho chị.
Thanh hóa 25/3/2014 
Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 01628387716    

Email: nguyentrungtonth@gmail.com

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Lại thêm một trò hề của công an Cộng sản.



Sau khi cố tình chăng bẩy để bắt giam các công dân Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh và gán ghép cho họ tội danh “ Gây rối trật tự công cộng”.
Từ ngày 11/2/2014 tới nay công an huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp đã nhiều lần khước từ nhu cầu được gặp gỡ thân nhân của gia đình chị Bùi Hằng. Công an còn ra công văn từ chối cấp quyền bào chữa cho luật sư Trần Thu Nam, khi mà chính các con của chị Bùi Mình Hằng đề nghị luật sư Trần Thu Nam tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mẹ mình. Công an huyện Lấp Vò lại gửi thông báo cho luật sư Nam và nói rằng chị Bùi Mình Hằng từ chối thuê luật sư. Nhưng trước bằng chứng không thể chối cải mà luật sư Nam cung cấp, đó là bản hợp đồng trợ giúp pháp lý mà chính tay chị Bùi Minh Hằng đã ký kết với luật sư Trần Thu Nam và văn phòng luật sư Tín Việt và cộng sự thuộc đoàn luật sư Hà Nội. Cực chẳng đã nên ngày 12/3/2014 Công an huyện Lấp Vò đã buộc phải gửi giấy chứng nhận người bào chữa số 03 cho luật sư Trần Thu Nam và đồng ý cho luật sư tham gia bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp cho chị Bùi Mình Hằng.

Hôm nay ngày  24/3/2014 luật sư Trần Thu Nam nhận được một giấy “thông báo” số 33 CQĐT (mà cũng chẳng phải  thông báo vì không ghi là giấy gì), tuy nhiên có nội dung thông báo cho luật sư Trần Thu Nam có mặt tại huyện Lấp Vò Đồng Tháp để tham gia buổi lấy cung chị Bùi Minh Hằng  của các điều tra viên vào lúc 8h sáng ngày 23/4/2014. 


Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao 8h sáng ngày 23 tiến hành lấy cung mà ngày 21 mới soạn tờ giấy đó và không rõ gửi vào ngày 21 hay  ngày 22 mới gửi qua đường bưu điện? Quãng đường từ Lấp Vò Đông Tháp tới Hà Nội thì có gửi thư nhanh đi chăng nữa cũng phải mất 2 ngày, như vậy ngày 24 Luật sư Nam mới nhận được thư. Khi thư này tới tay luật sư Nam thì buổi hỏi cung đã diễn ra trước đó một ngày. Hơn nữa không hiểu vì lý do gì mà cơ quan công an huyện Lấp Vò lại phải tiến hành hỏi cung chị Bùi Minh Hằng vào đúng ngày Chủ nhật?  Có phải chăng cực chẳng đã các ông phải chấp nhận quyền bào chữa cho luật sư Nam trong vụ án này, nhưng lại cố tình để luật sư không thể tham gia buổi lấy lời khai? Các ông đã và lại đang làm trò hề cho cả thê giới cười vào mặt.
Không biết tới bao giờ Cộng sản các ông mới thôi trò lố bịch gian dối sống sượng như thế này? Cầu mong mắt các ông mở ra, và lương tâm các ông sống lại, lòng tự trọng các ông được đánh thức nhờ đó các ông thấy xấu hổ để các ông quay đầu về với nhân dân.

                                                                                    Thanh Hóa 24/3/2014
                                                                                    Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 01628387716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

“Đảng Ta” Rất Tài Tình Trong Sự Dối Trá




Trong khi ngư dân Việt Nam liên tục bị “Tàu lạ” tấn công, đánh đập ngay trên vùng lãnh hải của Tổ Quốc mà Hải quân Việt nam không hề bảo vệ. Khi mà các buổi lễ tưởng niệm các linh hồn đã ngã xuống bởi bàn tay bọn bành trướng Trung Quốc liên tục bị phá rối. Khi mà những người yêu nước xuống đường biểu tình chống quân Trung Quốc xâm lược lại bị bắt bớ cầm tù… Chắc có lẽ nhiều người dân Việt nam mình vẫn còn chưa sao hiểu được nguyên nhân sâu xa của những sự kiện này.

Nói tới cái Công hàm mà Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã ký năm 1958 thì nhiều người còn cho
rằng chúng tôi “xuyên tạc lịch sử” bịa đặt vu khống để nói xấu lãnh đạo Đảng và nhà nước…Khi Đảng ngang nhiên tổ chức đại lễ 1000 Thăng Long vào đúng ngày Quốc khánh Trung quốc, nhiều người cũng cho rằng: Nhà cầm quyền Cộng sản đang ngấm ngầm mượn cớ tổ chức đại lễ để ăn mừng ngày quốc khánh của Trung hoa… Nhưng Đảng luôn sử dụng những phương tiện truyền thông một chiều trong tay Đảng để che đậy sự thật đê hèn đó, dùng Quân đội, Côn – an, nhà tù để đàn áp uy hiệp những ai dám nói lên sự thật đau đớn này.

Có lẽ câu trả lời chính xác nhất mà không ai có thể “bịa đặt, vu khống”được cũng chẳng có ai có tài thánh nào mà “bóp méo” như những gì mà truyền thông của Đảng vẫn tuyên truyền. Đấy là tường trình thời sự của đài truyền hình VTV1  lúc 19h/17/3/2014  https://www.youtube.com/watch?v=cg6KQG0R7SM đã trình chiếu công khai cho toàn dân thiên hạ thấy rằng: Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang ngồi ngay trong văn phòng làm việc và bên cạnh ông có treo tấm  bản đồ hình lưỡi bò chín khúc của Trung Quốc?
\

Điều này không có thể nói rằng “Thế lực thù địch” nào đó đã treo tấm bản đồ bán nước đó ngay trong phòng của Thủ Tướng. Sau khi chương trình thời sự kết thúc thì trên mạng xã hội Facebook đã nhanh chóng truyền tải những hình ảnh đau xót của dân tộc này. Ngay trong văn phòng chính phủ còn treo tấm bản đồ như vậy thì thử hỏi có chú Bộ đội, chú Công an nào mà dám bảo vệ Tổ Quốc nữa. Nếu các chú bảo vệ Tổ Quốc chống lại Trung Quốc thì hóa ra các chú chống Đảng sao? Than ôi! Còn nhục nhã nào bằng?

Giờ đây sự thật đã rõ như ban ngày rồi nhé. Thủ Tướng đương nhiệm cũng đồng  tình với Thủ Tướng quá cố. Cũng một lòng tôn trọng chủ quyền của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thể hiện trong bản đồ hình Lưỡi bò treo trên đầu Thủ Tướng.

Không biết  trước sự thật phũ phàng đau đớn xót xa này nhân dân Việt Nam có còn đủ kiên nhẫn để tiếp tục tin vào sự lãnh đạo “tài tình” của Đảng nữa không? Các dư luận viên của Đảng ơi! Các bạn đừng ăn theo nói leo Đảng nữa. Hãy quay đầu về với nhân dân, hay nói cho cha, mẹ, vợ ,chồng, anh, chị, em, bà con, bạn bè, đồng nghiệp của các bạn đừng đi theo Đảng nữa! Hỡi những người dân Việt nam còn có chút lương tri! Chúng ta còn chần chờ gì nữa. Hãy cùng nhau muôn người như một giải thể độc tài cứu nguy cho Tổ Quốc.

Thanh hóa 18/3/2014

Nguyễn Trung Tôn

ĐT: 01628387716

Email: nguyentrungtonth@gmail.com

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Vài kinh nghiệm khi làm việc với an ninh (Phần cuối)


 - Kính thưa quý anh chị em thân thương, yêu quý của tôi. Cám ơn quý anh chị em đã nhiệt tình theo dõi 3 phần trước của loạt bài này và đã có những phản hồi tốt đẹp tới tôi. Hôm nay sau những bộn bề công việc của cuộc sông mưu sinh. Tôi lại tranh thủ ngồi đây để g1 vào bàn phím những dòng chữ vụng về và hết sức đơn sơ của mình, hy vọng tiếp tục gửi tới quý anh chị em những niềm vui và kinh nghiệm quý giá cho cuộc đấu tranh trên con đường đi tìm công lý của tất cả chúng ta.

D. Ngụy tạo chứng cớ để bắt người.

Đây là một bài học đắt giá mà tôi đã trải qua và cái giá là 7 năm tù và 5 năm quản chế cho tôi và chị Hồ Thị Bích Khương.

1. Đừng bao giờ mất cảnh giác khi côn an vào nhà mình.

Sau khi kiểm tra máy tính và điện thoại của chúng ta không thu thập được gì. Côn an sẽ tìm cách tạo chứng cứ để bắt chúng ta bằng cách xâm nhập gia cư của chúng ta, lợi dụng lúc chúng ta mất cảnh giác họ có thể bỏ một số bài viết hay băng đĩa, sách vở nào đó vào nhà chúng ta rồi ra về, sau đó mang lệnh khám nhà tới để tiến hành khám xét chỗ ở của chúng ta. Côn an sẽ lấy cớ thu giữ được “tài liêu” trong nhà chúng ta và như vậy chúng có cớ để ra lệnh bắt chúng ta về đồn để thẩm vấn. Bởi vậy; không thể để chúng vào nhà mình mà không giám sát hành động của chúng. Sau khi Côn an rời khỏi nhà phải kiểm tra lại cẩn thận những vị trí khả nghi trong nhà mình. (Trường hợp này chị Hồ Thị Bích Khương và tôi đã bị sa bẫy). Công an đã xâm nhập vào nhà chị Bích Khương vào đêm ngày 10/1/2011 khi mà chị Khương vắng nhà. Côn an đã in một số bài viết của tôi và chị Khương ở trên mạng; họ tới nhà chị và bỏ vào thùng rác. Tối 14 mẹ con chị Bích Khương và tôi về nhà chị nhưng vì đêm tôi nên không kiểm tra gì cả. Mới 5h sáng ngày 15/1/2011 côn an đã đập cửa xông vào nhà và đọc lệnh khám nhà. Họ mang theo mấy cán bộ cấp xã với thôn tới ký giấy làm chứng là đã thu những “tài liệu” này trong nhà chị Bích Khương. Sau đó đọc lệnh bắt khẩn cấp đối với tôi và chị Hồ Thị Bích Khương.

2. Đừng bào giờ để côn an lừa trong quá trình bị thẩm vấn.

Một trong những thủ đoạn rất đơn giản nhưng vô cùng tai hại là họ tách các nạn nhân ra mỗi người một phòng và cho nhiều nhóm côn an tiến hành khai thác. Trong khi khai thác chúng vừa hù dọa vừa dụ dỗ nịnh bợ; thường thì chúng bảo chúng ta rằng: Anh nhận đi, bạn anh bên kia đã khai cả rồi, anh nhận hay không đối với chúng tôi không quan trọng. Chúng tôi chỉ muốn giúp anh để anh chứng tỏ là mình thành khẩn. Nếu anh thành khẩn thừa nhận, chúng tôi sẽ thả anh thôi, việc anh làm cũng chẳng có gì ghê gớm đâu... Nếu anh cố tình không thừa nhận chúng tôi sẽ buộc phải giữ anh lại vì anh không thành khẩn…

Nếu chúng ta vẫn không thừa nhận hay ký vào bản khai hay biên bản “làm việc” họ có thể sẽ làm giả nhưng lời khai và chữ ký của bạn chúng ta để đánh lừa khiến chúng ta nghi ngờ lẫn nhau và sập bẫy…Chỉ cần một người sập bẫy thì coi như cả nhóm sẽ gặp nạn. (trong vụ án của tôi và chị Hồ Bích Khương, tôi đã dính bẫy này).

Khi côn an đã lấy được chữ ký thừa nhận của chúng ta về những “tài liệu” kia thì họ có đủ cơ sở để đề nghị Viện Kiểm Sát ra quyết định khởi tố đối với chúng ta. Bởi lý do đó chúng ta vẫn phải trước sau như một, không ký thừa nhận bất cứ thứ gì. Mặc dù chúng ta có phủ nhận gì đi nữa chúng vẫn có thể ngụy tạo ra nhiều lý do, để bắt giữ chúng ta, tuy nhiên trong giai đoạn này chúng ta phải dứt khoát sử dùng quyền “im lặng” của mình và yêu cầu họ cho chúng ta gặp luật sư của mình để đảm bảo quyền lợi của chúng ta. Chúng ta có thể nói với họ rằng chúng ta cần gặp gia đình để nhờ họ thuê luật sư. Chúng ta chỉ trả lời các câu hỏi của họ khi có mặt luật sư của chúng ta.

Giai đoạn bị bắt tạm giam là một giai đoạn đầy gian nan, thử thách, chúng ta phải đối diện với trăm ngàn mánh khóe của cơ quan điều tra. Nếu không thể khai thác được gì từ chúng ta tại phòng cung, họ có thể dùng chính những tên bị can cùng buồng để uy hiếp đe dọa và khai thác chúng ta. Bởi vậy chúng ta phải hết sức cẩn thận lời nói của mình tại buồng giam. Tuyệt đối chúng ta không nói gì tới án từ và những mối quan hệ anh em của mình ở bên ngoài vì những bị can, bị cáo đang bị giam cùng chúng ta có thể là “công cụ” mà công an cài cắm bên cạnh chúng ta để tìm cách khai thác thông tin từ chúng ta.

Ở Việt Nam hiện nay tuy là luật tố tụng hình sự có quy định rằng, bị can có quyền đươc thuê luật sư bảo vệ cho quyền và lợi ích của mình, tuy nhiên thường thì họ không cho chúng ta gặp luật sư, thậm chí là người thân chúng ta, cho tới khi nào họ đã khai thác chúng ta xong. Nhiều khi côn an biết chúng ta nóng ruột muốn được gặp người thân hay luật sư nên chúng thường dụ dỗ chúng ta “thành khẩn” khai nhận hành vi của mình thì chúng sẽ “tạo điều kiện” cho chúng ta gặp họ. Đây là một thủ đoạn lừa bịp hết sức vi hiến, tuy nhiên chúng ta vẫn thường mắc bẫy họ, vì cớ nông nổi nên tâm lý chúng ta thường bị chi phối và tác động từ những bị can cùng buồng hoặc quản giáo trại giam được các điều tra viên nhờ “làm công tác tư tưởng”, có thể vì lý do này nhiều khi chúng ta tặc lưỡi “khai đại cho xong”. Như vậy là chúng ta đã tự hại mình.

Vì lý do trên chúng ta phải trước sau như một, không khai nhận gì và yêu cầu họ cho chúng ta gặp gia đình và luật sư bằng mọi giá. Chúng ta phải thẳng thắn với họ rằng: Chúng ta sẽ không nói gì cho tới khi được gặp thân nhân và luật sư của mình. Các bạn nên nhờ rằng luật sư của chúng ta sẽ không thể nào bảo vệ được chúng ta khi mà chính chúng ta không tự bảo vệ được mình. Chúng ta nói gì khai gì trong thời giam đang điều tra đều là bằng chứng kết tội chúng ta mà luật sư không thể nào thay đổi thực tế đó được.

Kính thưa quý anh chị em thân mến. Tôi đã mắc một số sai lầm trong qúa trình bị bắt tạm giam nên đã phải gánh chịu 2 năm tù oan uổng. Tôi không muốn bản thân mình hay bất cứ một người nào đang và sẽ tranh đấu cho một xã hội Việt Nam tươi đẹp hơn lại tiếp tục bị cầm tù oan uổng nên đã cố gắng tranh thủ viết ra đây những chia sẻ đơn sơ của mình. Tôi rất cám ơn quý anh em đã động viên khích lệ và ủng hộ tôi khi quý anh em đã xem 3 phần trước. Nay tôi viết tiếp phần này và hy vọng cũng được chúng ta đón nhận nó như là tấm lòng của tôi đối với anh em vậy. Cầu chúc bình an cho anh chị em và chiến thắng nỗi sợ hãi cho toàn dân tộc Việt nam chúng ta.

Hy vọng một ngày không xa nữa đất nước chúng ta sẽ thật sự có độc lập, dân tộc ta thật được tự do và nhân dân ta có hạnh phúc.

Thanh Hoá, ngày 16/3/2014
Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 01628387716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

"Vài kinh nghiệm nhỏ khi buộc phải "làm việc với công an" phần 3


Kính thưa các quý độc giả. Tôi rất vui vì đã nhận được khá nhiều sự ủng hộ của quý vị qua những tin nhắn, những phản hồi và email của quý vị sau khi đăng hai phần đầu của loạt bài này trên một số trang mạng và đặc biệt là trên facebook. Cũng rất vui khi quý vị đã cảm thông cho tôi về những lỗi chính tả trong bài. Hôm nay xin tranh thủ gửi tới quý vị phần tiếp theo.
C. Cẩn thận đừng để mình bị sa bẫy bởi những thủ đoạn bỉ ổi của “Côn - an”.
Chúng ta không lạ gì những thủ đoạn vô cùng sảo quyệt của an ninh Cs, bởi họ sẵn sàng bất chấp tiếng gọi của lương tâm, gục đầu nhắm mắt để lằm theo chỉ thị cấp trên, nên sẽ không từ thủ đoạn nào.
            Sau khi dụ dỗ lôi kéo hay kích động chia rẽ, đe dọa và mua chuộc chúng ta không được. Đối phường sẽ dùng mọi thủ đoạn có thể để chăng bẫy chúng ta; đặc biệt là trong giai đoạn này. Rất có thể họ sẽ tránh né với dư luận Quốc tế nên không bắt chúng ta theo các điều 79, 87,88 hay thậm chí cả điều 258. Nhưng không phải vậy mà chúng ta chủ quan khinh địch hoặc lơ là, vì người Cs sẽ không bao giờ từ bỏ thủ đoạn để tìm cách triệt hạ chúng ta. Họ sẽ cho đầu gấu xã hội đen phối hợp với lực lượng công an khiêu khích, gây gỗ với chúng ta chỉ mong chúng ta có những sơ hở trong cử chỉ hành động để chúng khép tội chúng ta vào các tội danh như: Gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông hay chống người thi hành công vụ, thậm chí là trốn thuế… không từ bất cứ lý do nào có thể. Vì vậy trong giao tiếp sinh hoạt tất cả chúng ta đều phải hết sức cẩn thận, bình tĩnh để không sa vào những cạm bẫy này. Đặc biệt là sau khi bị chúng ta khước từ cung cấp hay phủ nhận những thông tin mà họ đang khai thác qua phương pháp “ đóng băng” như đã trình bày.  Họ sẽ tìm mọi cơ hội để có thể cướp lấy máy tính hoặc điện hoại của chúng ta để qua đó “kiểm tra" khai thác.
  1. Gây gỗ, lăng mạ, vu không hoặc dùng cảnh sát giao thông để chặn đường...
Để không sa vào những cạm bẫy này chúng ta chỉ cần luôn tự nhắc nhở mình, phải bình tĩnh nhẹ nhàng, văn minh và chấp hành quy định của luật giao thông, không bao giờ lên xe may mà không đội mũ bảo hiểm, đừng bao giờ điều khiển phương tiện giao thông mà không mang giấy tời xe và giấy phép lái xe… Đặc biệt cẩn thận với hành lý của mình khi ngồi trên những phương tiện công cộng. Chúng có thể sẽ trà trộn và đùn ma tuy vào hành lý của bạn và sau đó ập vào bắt bạn, kiểm tra hành lý lấy cớ đó để bỏ tù bạn. Tội tàng trữ Ma tuy là rất nặng, hơn nữa chúng chỉ cần có chữ ký của những người xung quanh làm chứng, chứng kiến việc kiểm tra hành lý của chúng ta và thừa nhận có Ma túy, như vậy là chúng đã có thể tống chúng ta vào tù.
  1. Lấy lý do vơ vẫn để kiểm tra điện thoại và máy tính của chúng ta.
Cơ quan công an có thể giở nhiều trò lố bịch để lấy cớ kiểm tra điện thoại hoặc máy tính xách tay của chúng ta, thông qua đó tìm bằng chứng khép tội và bắt giam, thậm chí khai thác các mối quan hệ của chúng ta về  tổ chức hay đồng đội…Như vậy lời khuyên tốt nhất cho chúng ta là đừng bào giờ lưu bất cứ mật khẩu của tài khoản nào trên các thiết bị này. Mỗi khi dùng xong thì phải thóat hết ra, khi sử dụng sẽ đăng nhập lại. Không lưu trữ bất cứ tài liệu quan trọng nào trong các thiết bị này vì nó sẽ là bằng chứng để khép tội chúng ta. Về khả năng sử dụng điện thoại và máy tính thì chúng ta không phải là người nào cũng thành thạo, vì vậy mỗi người phải tự tìm hiểu khám phá và học hỏi để trang bị cho mình những  kiến thức cơ bản, cần thiết. Có như vậy chúng ta mới không tự hại chính mình. Nếu bị thu máy tính hay điện thoại thông minh thì đừng bao giờ để họ cắm bất cứ một thiết bị nào vào tài sản của chúng ta. Khi mở máy kiểm tra chúng ta phải trực tiếp chứng kiến. Khi tạm dừng kiểm tra thì buộc họ phải niêm phong, và đóng dấu giáp lai. Khi mở niêm phong phải kiểm tra cẩn thận những dấu niêm phong. Nếu dấu niêm phong có vấn đề chúng ta sẽ không chấp nhận tiến hành bất cứ một hình thức kiểm tra nào. Trong qua trình kiểm tra, nếu chúng ta có nhu cầu đi vệ sinh hay lý do cá nhân nào đó phải rời khỏi hiện trường thì tốt nhất là đề nghị công an dừng kiểm tra, hoặc đề nghị niêm phong trở lại trước khi chúng ta không thể kiểm soát được tài sản của mình. Bởi công an có thể lợi dụng khoảng thời gian ngắn này để cài cắm hay đổ tài liệu xấu vào để cáo buộc chúng ta. Mong các bạn phải thật cẩn thận vấn đề này. Tôi đã từng bị họ bắt giữ vì lý do ( Vượt quản chế) khi tôi đưa máy tính đi sửa. (Thức ra là họ mai phục để bắt giữ tôi vì muốn khai thác tôi qua chiếc máy tính, tuy nhiên sau một buổi tối và một ngày kiểm tra máy của tôi nhưng máy hoàn toàn sạch sẽ nên họ đã phải trả máy tính lại cho tôi). Tôi không thể phổ biến với các bạn lý do gì máy tính của tôi lại sạch sẽ mà trong khi đó tôi vẫn thường có những bài viết  đăng trên mang. Nhưng tôi chỉ muốn nhắn nhủ các bạn một điều rằng: Đừng bao giờ để máy tính hay điện thoại của mình trở thành  “ vật chứng” để hại bạn.
Rất cám ơn các bạn đã chịu khó nhẫn nại xem những kinh nghiệm hết sức bình thường mà tôi đã trình bày trong mấy phần vừa qua. Tôi sẽ tiếp tục gửi tới quý độc giả một phần nữa cũng là phần cuối trong thời gian gần nhất có thể.
(Còn nữa)           
Thanh hóa ngày 11/3/2014
Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 01628387716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Tiếp theo "Vài kinh nghiệm nhỏ khi buộc phải "làm việc với công an"


B. Bị “ Mời đi làm việc”.
I. Sau khi bị “thất bại” trong buổi uống cà phê, không khai thác được gì, với thủ đoạn tuyền truyền, kích động, chia rẽ Công an sẽ tìm ra được những đối tượng trong các mối quan hệ của chúng ta đứng về phía họ. Công an sẽ sử dụng những đối tượng này làm công cụ gây ra những mâu thuẫn với chúng ta hoặc làm cho mối quan hệ của chúng ta với những người kia trở nên căng thẳng. Họ có thể xúi giục những đối tượng trên để kích động họ làm đơn tố cáo chúng ta, hoặc họ sẽ vào fb, email hay blog của chúng ta hoặc lên mạng lấy một vài hình anh hay bài viết nào đó của chúng ta để lấy cớ “ Mời” chúng ta tới cơ quan công an “làm việc” . Trường hợp này dứt điểm sẽ phải xảy ra, không ai tránh khỏi. Tuy nhiên sau khi bị mời đi uống cà phê, chúng ta đã biết mình đang trong tầm ngắm của Công an nên chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với một số tình huống xấu có thể xảy ra:
1. Tìm kiếm đồng minh thông qua các mối quan hệ trong gia đình bạn bè.
Chúng ta biết chắc rằng những người nằm trong mối quan hệ của chúng ta chính là đối tượng sẽ bị công an lợi dụng làm “phương tiện” để tấn công chúng ta hữu hiệu nhất vì vậy chúng ta phải nhanh chóng vô hiệu hóa khả năng này của công an bằng cách.” Tấn công trước” Chúng ta có thể chọn lựa trong mối quan hệ của mình có ai là người gần gũi, quan trong nhất đối với mình. Chia sẽ tâm từ của mình, giải thích cho họ biết những suy nghĩ của mình, khơi dậy lòng yêu nước và tình thần trách nhiệm của công dân đối với đất nước… Giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ của công dân, dẫn chứng cho họ thấy những bất công trong xã hội và những hiểm họa xâm lăng của giặc tàu…Có thể họ sẽ ủng hộ chúng ta hoặc khuyên chúng ta dừng lại vì sợ hãi và lo lắng cho chúng ta. (tùy vào từng người) Tuy nhiên qua đó chúng ta có thể chọn lựa nên nói sao với họ. Nếu họ sẵn sàng ủng hộ chúng ta thì chúng ta đã thành công, nếu họ khuyên chúng ta dừng lại vì lo lắng cho sự an toàn của chúng ta thì chúng ta cần khẳng định cho họ biết lập trường của chúng ta là không thay đôi. Trong trường hợp này chúng ta có thể nói cho họ biết rằng, nếu họ còn thương yêu và quan tâm lo lắng cho chúng ta thì tốt nhất nếu chưa thể đứng về phía chúng ta thì chí ít họ cũng đừng bao giờ tiếp tay cho công an mà vô tình làm hại chúng ta. Chỉ cần báo họ trả lời với công an một câu duy nhất là “ Không biết gì” Con tôi, anh em, bạn tôi, đã đủ tuổi trưởng thành nên nó có quyền của nó tôi không thể can thiệp. Nếu các cơ quan chức năng chứng minh người đó có tội thì cứ xử lý, còn nếu nó không có tội gì thì đừng nên làm đảo lộn cuộc sống của nó (tức chúng ta). Khi người thân của chúng ta sẵn sàng như vậy thì chúng ta đã thành công trong bước thứ nhất là tìm kiếm đồng minh và vô hiệu hóa thủ đoạn kích động chia rẽ để bảo vệ chính mình và người thân.
2. “Đóng băng” thông tin bằng cách phủ nhận tất cả.
Chúng ta biết chắc một điều rằng ở Viết nam khi mà công an đã đánh giấy ‘mời” ai đó đi “ làm việc” với họ thì trước sau gì chúng ta cũng phải tới, tuy nhiên chúng ta có thể từ chối tiếp nhận giấy “mời” khi họ không ghi rõ nội dung “ làm việc” thương thì họ hay ghi là “ làm việc về nội dung có liên quan”. Loại giấy mời này chúng ta có thể chụp lại hình ảnh làm bằng chứng, sau đó viết vào mắt bên rằng chúng ta đã nhận giấy mời nhưng sẽ không tới vì không biết rõ nội dung  “làm việc” là gì. Chúng ta yêu cầu họ viết lại gấy mời ghi cụ thể là “ làm việc” về nội dung gì? Khi đó có thể họ sẽ phải ghi cho chúng ta một giấy mời khác như yêu cần hoặc là họ sẽ để tới hẹn mà chúng ta không tới thì sau đó họ đánh giấy triệu tập. nếu triệu tập chúng ta không tời thì họ sẽ cho người về áp giải tới. Bởi vậy chúng ta không thể tránh né mà chỉ nên chỉ ra cho họ những điểm sai trong thủ tục giấy tờ thồi, không cần gây căng thẳng lắm.
 Khi tới cơ quan công an “ Làm việc họ sẽ đưa ra một vài “ bằng chứng như hình anh trên fb, hay bài viết trên mạng ra để uy hiếp chúng ta và bắt đầu khai thác. Trong hoàn cảnh này chúng ta nên phủ nhận tất cả và bắt đầu hỏi lại họ như sau:
Hình ảnh, hay bài viết này các  anh lấy ở đâu ra? Họ có thể nói rằng lấy trên fb , trong email hay trong blog của chúng ta Trong trường hợp này chúng ta lại hỏi họ tiếp:
Sao anh khẳng định nick fb, email… đó là của tôi?
Họ sẽ nói. Chúng tôi thấy tên anh, hình ảnh anh hay những thông tin cá nhân của anh được đăng tải trên đó. Hoặc những bài viết có tên anh là tác giả hay  anh đã trả lời phỏng vấn…
Chúng ta có thể hỏi họ
Sao các anh có thể nghĩ đơn giản thế? Có lẽ nào khi một ai đó lấy tên của một vị Nguyên thủ quốc gia để làm nick fb, hay đưa một vài hình anh của các vị ấy vào tường của họ thì các anh cũng “mời” hay triệu tập họ tới để điều tra hay sao?
Họ sẽ nói: Bới chúng tôi đã biết anh và thấy anh gần đây có tham gia một số hoạt động không bình thường như.Tham gia biểu tình, kích động quần chúng… nên chúng tôi xác đinh đây là fb …của anh.
Chúng ta có thể khẳng đình tôi không biết nick đó của ai nên không biết gì về nội dung trong đó.
Họ có thể nói: Trong này có rất nhiều hình ảnh của anh tham gia hoạt động này nọ…
Chúng ta có thể nó với họ tôi không biết các anh lấy đâu ra hình anh đó, vì bây giờ kỹ thuật tạo ảnh giả quá nhiều….
Chúng ta có thể nói lại họ: Nếu các anh cứ khẳng định đây là nick của tôi vậy sao khi lấy những hình ảnh này từ trên đó xuống các anh lại không hỏi ý kiến tôi?  Như vậy chính các anh đã vi phạm về quyền sở hiểu cá nhân của chủ nhân fb… đó rồi, hoặc cách anh đã vi phạm quyền bí mật thư tín của chủ nhân email hay blog mà các anh vừa xâm nhập để lấy nội dung, hình ảnh…
Trong trường hợp này họ sẽ quay sang hướng khác bằng cách nói kích chúng ta rằng: Sao anh hèn thế? Dám làm mà không dám nhận.
Hãy trả lời: Thưa các anh; Tôi không hèn đâu nhưng tôi không có bổn phận phải thừa nhân vì tôi không biết cái này các anh lấy ở đâu ra. Nếu các anh khẳng định là của tôi thì các anh phải có bổn phận chứng minh cho tôi thấy tâm phục khẩu phục, nếu không mong các anh đừng mang nó ra để cáo buộc vu không và uy hiếp tôi.
Khi bị chúng ta khước từ thẳng thừng như vậy có thể họ sẽ đập bàn đập ghế chửi rủa hoặc văng tục hay dọa đánh chúng ta. Hãy bình tỉnh nhé! Khi công an đã phải dùng hành động như vậy chứng tỏ họ đang trong thế bí. Chúng ta có thể nhắc nhở họ: Anh hãy bình tĩnh lại, hôm nay các anh mời tôi để làm việc thì các anh phải tôn trong tôi chứ!  Sao các anh có thể hành xử với tôi như vậy ? Mất cả phong cách người công an, các anh quên lời Hồ chủ tịch dạy các anh rồi sao? Tôi là nhân dân nên các anh cần phải tôn trong lễ phép chứ. Có thể lúc này những người trực tiếp "làm việc" với chúng ta sẽ phải đi ra ngoài gọi điện thoại để xin sự chỉ đạo của cấp trên. Sau khi xin ý kiên cấp trên rồi họ lại vào và rất có thể sẽ xuống dọng dùng chiêu dụ dỗ, dùng văn để giải thích nhưng lồng vào đó dọng điệu uy hiếp như là: Nếu chúng ta không hợp tác thì người bị thiệt thòi là chúng ta, Họ sẽ đưa ra những gì quan trong nhất của chúng ta để “trao đổi” Ví dụ như công việc làm ăn, học tập hay chế độ chính sách gì gì đó và nói nếu chúng ta hợp tác, họ sẽ tạo điều kiện giúp đỡ. Nếu không thì chúng ta sẽ bị họ gây sức ép trên những lĩnh vực nay… Trong trường hợp này hãy nhớ tới câu nói nỗi tiếng của cố tông thống Nguyễn Văn Thiệu “ Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn những gì Cs làm.” Và lời khuyên của lm Nguyễn Văn Lý “ Đừng sợ những gì CS làm, hãy làm những gì CS sợ”.
Cứ áp dụng phương pháp “đóng băng” này chúng ta sẽ rất an toàn mà cũng không ảnh hưởng gì tới các anh em khác.
Chỉ có một lời khuyên duy nhất cho anh em khi chọn lựa phương pháp này là trước sau như một. Không để họ đục được một lỗ thủng nào của “tảng băng”. Bởi vậy chúng ta phải thật bình tỉnh nhẹ nhàng không sợ hãi và không tỏ thái độ trịch thượng hống hách hay chửi rủa họ. Khi chúng ta có biểu hiện ngược lại một trong những điều nói trên là chúng ta đang để lộ điểm yếu cho đối phương “phá băng”. Xin nhắc lại là không ký vào bất cứ một giấy tờ gì vì có thể nó sẽ là cơ sở để buộc tội chúng ta.
Trong trường hợp này họ không thể giữ chúng ta quá một ngày. Thường thì hết buổi họ sẽ cho chúng ta về.
Chúc anh chị em mới tham gia đấu tranh có được vài kinh nghiệm cho bản thân trong những ngày tới. Chúng ta phải tin tưởng rằng chúng ta sẽ chiến thắng vì Lẽ phải thuộc về chúng ta.
“ Còn nữa”
 
Thanh hóa ngày 09/03/2014

Nguyễn Trung Tôn
                                                                                                     ĐT: Email:  nguyentrungtonth@gmail.com

Một vài kinh nghiệm nhỏ khi buộc phải “ Làm việc” với công an.


A. Bị “ mời” uống cà phê
Kính thưa tất cả các anh chị em đang tham gia đấu tranh cho một Việt Nam dân chủ tự do, đặc biết là những thành viên mới bắt đầu tham gia hoặc đang có ý định ham gia . Để có thể đảm bảo an toàn cho cá nhân từng người và tất cả các thông tin liên quan tới các thành viên khác trong phong trào và những hoạt động của các tổ chức. Tôi xin chia sẽ cùng quý anh chị em thân yêu một vài kinh nghiệm cần thiết khi chúng ta bị công an, an ninh Cộng sản “mời” đi uống cà phê hay “mời đi  Làm việc”: Tôi không phải là luật sư nên không chia sẽ với anh chị em như một luật sư  vì các luật sự cũng đã chia sẽ khá nhiều với anh chị em. Tuy nhiên vì chúng ta thường có một suy nghĩ chung là : Mấy anh em ấy là luật sư nên mới có thể nói như vậy còn chúng ta không phải luật sư nên không quen hoặc không nhớ các điều luật, nên không dám áp dụng.  Vậy tôi xin được “múa rìu qua mắt” mấy vị luật sư để chia sẽ kinh nghiệm này.
Tôi chia sẽ kinh nghiệm này với tấm lòng chần thành và tất cả những gì mà tôi đã trải qua:
I.Khi cơ quan an ninh phát hiện chúng ta có một số hoạt đông nào đó khiến họ quan tâm thì họ bắt đầu tìm hiểu về lai lịch của chúng ta như: Trình độ văn hóa, mối quan hệ gia đình, mối quan hệ bạn bè, mối quan hệ xã hội, nghề nghiệp, nguồn thu nhập… Sau khi đã tìm hiểu được các mối quan hệ và các sinh hoạt cơ bản của chúng ta trong cuộc sống. Công an sẽ cố tình làm quen, tạo mối quan hệ như lân la tới nhà hoặc gọi điện thoại  mời đi uống cà phê, để trò chuyện.
Trong khi trò chuyện họ sẽ hỏi chúng ta nhiều câu hỏi về sức khỏe, về hoàn cảnh gia đình, về các mối quan hệ và về suy nghĩ của chúng ta, về xã hội việt nam, về Đảng Cs… sau đó họ sẽ hỏi chúng ta về một vài tổ chức nào đó mà họ cho là nguy hiểm cho chế độ…
     Trong trường hợp này chúng ta có nhưng chọn lựa sau.
1.    Có thể không nhận lời mời uống cà phế với họ:  Trong chọn lựa này chúng ta sẽ đưa ra những lý do như: Bận, hay không quen biết nên không thích giao tiếp,  hay bất cứ lý do nào đó. Nhưng tuyệt đối chúng ta không thể để họ đánh giá là mình sợ hãi. ( Nếu chọn giải pháp này sẽ có một vài vấn đề xảy ra mà tôi sẽ chia sẽ sau) Nhưng thường thì chúng ta nên chọn đồng ý.
2.    Chúng ta nhận lời gặp họ: Trong buổi gặp cần giữ bình tĩnh, chủ động, không bị lôi cuốn vào những đề tài của họ để bị họ khai thác hoặc dẫn dắt sang một lĩnh vực khác. Chúng ta có thể nói với họ như sau:
  Tôi rất hân hạnh được  các anh, anh, chị  mời uống cà phê hôm nay. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trên tinh thần dân chủ và tôn trong pháp luật, tôn trọng lẫn nhau, vì mục tiêu dân chủ và tiến bộ…
          Họ có thể bắt tay, tươi cười và đồng ý.
Trong quá trình tiếp xúc họ sẽ hỏi chúng những câu như:
          Anh , em học hành ở trường có tốt không? Kết quả học tập thế nào? Hay mùa màng ra sao? Hoặc công việc của anh, chi, em có ổn định không?... những câu hỏi này chúng ta sẽ tùy ý trả lời, vì không có gì đặc biệt, tuy nhiên không cần thiết phải nói nhiều mà chỉ cần nói “tốt” “không tốt” hoặc “ bình thường” thế là xong. Bới đây chỉ là câu hỏi xã giao nhưng công an vẫn có thể bắt đầu từ những câu trả lời của chúng ta để tiến hành khai thác. Nếu chúng ta trả lời ngắn gọn là bình thường thì họ sẽ chuyển sang những câu hỏi khác. Đại loại họ sẽ hỏi về các mối quan hệ, về suy nghĩ về bất cứ thứ gì mà họ quan tâm và muốn khai thác. Câu trả lời của chúng ta sẽ là chìa khóa cho họ tiến vào những câu hỏi khác. Vì vậy chúng ta cần cẩn thận ở khâu này. Chúng ta có thể trả lời không biết hay chúng ta sẽ đặt lại câu hỏi cho họ răng: “Các anh” hay “anh, chị” hỏi về vấn đề này để làm gì? Tôi không biết có nhất thiết phải trả lời không? Bởi đây là quyền riêng tư của tôi, tôi có quyền giữ bí mật.
Khi chúng ta trả lời như vậy, họ sẽ thay đổi cách khai thác và có thể sẽ nói: Tùy anh chị thôi! Anh chị có nói hay không thì chúng tôi cũng đã biết rất rõ một số thông tin về anh, chị…Lúc này có thể họ sẽ đưa ra một số dẫn chứng về mối quan hệ hay sinh hoạt của chúng ta để uy hiếp thăm dò và chứng minh rằng họ đã biết hết về chúng ta. Hãy bình tĩnh nhé! Không có gì đáng ngại.
Chúng ta có thể hỏi lại họ. Theo những gì anh đã biết về tôi. Vậy tôi xin hỏi anh rằng: Những mối quan hệ hay nhưng việc tôi làm mà “các anh” hay “anh, chị” đã biết thì tôi có vi phạm phát luật không? Nếu có xin các anh, anh , chị trích cho tôi biết tôi đã vi phạm điều nào? Nếu không thì đề nghị “ các anh” hay “anh, chị” không nên xâm phạm vào đời tư của tôi. Sau cách trả lời đó của chúng ta họ sẽ thấy không khai thác thêm gì được nên sẽ kết thúc buổi nói chuyện “ uống cà phê” và có thể hẹn gặp chúng ta vào dịp khác. Sau đó họ sẽ tiến hành một số hoạt động như:
Tấn công vào người thân hay bạn bè, trường lớp hay đồng nghiệp hoặc hàng xóm của chúng ta để tạo lên làn sóng dư luận nhằm khiến cho chúng ta bị khủng hoảng tinh thần do những mối quan hệ bị xáo trộn. Để đối phó với trường hợp này tôi sẽ có bài chia sẽ với anh chị em sau.

( Còn nữa) Sẽ chia sẻ sau nếu quý anh chị em thấy cần thiết và ấn “Thích” Nếu không thì tôi sẽ tạm dừng tại đây.
                                                                                Thanh Hóa ngày 08/03/2014
                                                                                Nguyễn Trung Tôn
                                                                               ĐT: 01628387716
                                                          Email: nguyentrungtonth@gmail.com

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Tháng Hai buồn

Bắt đầu bước vào tết cổ truyền của dân tộc cũng là thời điểm Công lịch bước sang tháng thứ hai của năm 2014. Thời gian cứ thấm thoát trôi qua theo quy luật của Đáng Tạo Hóa. Là con người trên đất không ai có thể níu kéo được thời gian trở lại, nhưng chúng ta có thể nhìn lại những gì đã xảy ra và đưa ra cho mình những đánh giá ngõ hầu có phương hướng tốt hơn cho tương lai. Đối với tôi thì: Tháng 2 năm 2014 vừa qua là một tháng hai buồn của dân tộc Việt Nam. Bởi những sự kiện sau:

Ngày 5/2/2014 Phái đoàn Việt Nam chính thức phải tham gia buổi kiểm điểm định kỳ phổ quát tại Geneva Thụy Sỹ. Để chuẩn bị cho buổi báo cáo này chắc có lẽ nhiều thành viên trong phái đoàn Việt Nam không có tâm trạng để ăn tết cổ truyền một cách vui vẻ cùng gia đình. Cũng liên quan tới kỳ kiểm điểm này nhiều cá nhân đại diện cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam cũng trong tư thế sẵn sàng cho một chuyến đi mang nhiều trọng trách, tuy nhiên có một số thành người đã bị cấm xuất cảnh vô lý hoạc khi trở về bị câu lưu tại sân bay... 

Phái đoàn Việt Nam sau khi tham dự buổi kiểm điểm định kỳ trở về mang theo rất nhiều những lời khuyến nghị của các Quốc gia tiến bộ, dân chủ, yêu cầu Việt Nam phải thực hiện. Tuy nhiên sau chuyến đi mang nhiều sứ mạng danh dự Quốc gia như vậy trở về, thì nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam dường như không hề có thái độ hợp tác để thực hiện những khuyến nghị của các Quốc gia tiến bộ; mà ngược lại đã lại gia tăng những vụ sách nhiễu đàn áp những tiếng nói đối lập trong nước một cách tàn khốc và thâm độc hơn. 

Lộ liễu và ngang ngược khiến không một người bình thường nào nếu quan tâm tới xã tình hình xã hội mà không nhận ra là vào ngày 9/2/2014, từ việc vợ chồng nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển bị công an huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp đập phá nhà cửa, bắt đi “làm việc” tới việc cũng cơ quan công an này, vào ngày 11/2/2014 họ tiếp tục giăng bẫy để bắt bớ vô cớ 21 công dân Việt Nam, là bạn hữu của gia đình anh Truyển tới thăm gia đình anh. Cho tới nay vẫn còn 3 người bị bắt giữ và bị đưa ra khởi tố với một tội danh hết sức mơ hồ vớ vẩn. 

Cũng trong ngày 11/2/2014, dưới sự tiếp tay của nhà nước, bọn côn đồ đã nổ súng bắn vào người dân Văn Giang khi họ đứng lên bảo vệ đất dai của mình. 

Ngày 16/2/2014 tại tượng đài Lý Thái Tổ ở thủ đô Hà nội, nhà cầm quyền cho dưng sân khấu để tổ chức nhảy múa bản nhạc Trung Hoa nhằm gây rối buổi lễ tưởng niệm 60.000 nạn nhân trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. 

Cũng trong ngày 16/2 này kỹ sư khoa Hóa, anh Nguyễn Văn Thạnh; một người yêu chuộng tự do lại bị công an xã Hòa Phước huyện Hòa Vang tỉnh Đà Nẵng đánh đập dã man. 

Ngày 18 tháng 2/2014; một phiên tòa phi nghĩa đã diễn ra mà nạn nhân của vụ án là Luật sư Lê Quốc Quân; một nhân vật đấu tranh cho quyền con người tại Việt Nam. Anh là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc được nhiều người ngưỡng mộ được quốc tế quan tâm. Nhà cầm quyền cộng sản đã bất chấp mọi khuyến cáo của cộng đồng quốc tế, tiếp tục ra tay đàn áp cản trở người dân tới tham dự phiên tòa, sau đó giữ nguyên múc án đối với anh. 

Không những thế trong tháng 2 này cộng đồng dân cư mạng liên tiếp nhận được những lời kêu cứu từ gia đình anh Huỳnh Ngọc Tuấn; một gia đình có nhiều người trực tiếp tham gia đấu tranh cho quyền làm người tại Việt Nam. Những ngày qua gia đình anh Tuấn bị những “cơn mưa” bạo lực tấn công khiến gia đình vô cùng cực khổ tới nỗi anh phải buộc lòng viết lời từ giã phong trào tranh đấu mà theo tôi đây không phải là tâm nguyện của anh cùng các con. 

Sự kiện vợ chồng Anh Nguyễn Bắc Truyển lại bị hành hung tại thủ đô Hà Nội trong lúc trên đường tới gặp Đại sứ quán Úc ngày 23/2/2014 và vừa qua tôi lại nhận được thông tin rất đau lòng đối với kỹ sư Hóa Nguyễn Văn Thạnh và có thể là hoàn cảnh chung mà nhiều người đấu tranh trong nước đã, đang và sẽ gặp phải. Kỹ sư Thạnh đang phải đối diện với những giằng co giữa “Trung” và “Hiếu”. Khi mà anh nặng lòng cho quê hương đất nước lên tiếng cho sự công bình thì liên tiếp người thân của anh bị công an chính quyền đe dọa để rồi đích người thân của anh lên tiếng van nài anh từ giã đấu tranh. 

Đấy là chưa kể hàng loạt các sự kiện sách nhiễu một số gia đình các thành viên tham gia đấu tranh thông qua hình thức “kiểm tra hành chính”. Những sự kiện tôi liệt kê trên chưa thể nào đầy đủ được tất cả, nhưng chỉ với bấy nhiêu thôi chúng ta có thể nói rằng: Tháng 2 năm 2014 là một tháng mà tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam gia tăng tới mức báo động trầm trọng. Việc nhà cầm quyền cộng sản gia tăng đàn áp sách nhiễu vừa qua đã thể hiện một điều rằng:

Đối với nhà cầm quyền Cộng sản; Dân tộc, dân chủ nhân quyền v.v... chỉ là thứ yếu, Quyền lực của Đảng Cộng sản là trên hết! Như vậy nhân dân Việt Nam có lẽ nào cứ mãi chấp nhận thực trạng này?
Không! Không bao giờ thế được! Chúng ta phải hành động ngay thôi! Hãy nhìn xem và học tập nhân dân Ukraina để có những hành động chấm dứt những tháng ngày đen tối của dân tộc mình.

Thanh Hóa 28/2/2014
Nguyễn Trung Tôn
ĐT 01628387716

Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh nên chọn lựa sao cho đúng?

Sinh năm 1983; Kỹ sư trẻ Nguyễn Văn Thạnh là người quê hương Bình Định, đang trong độ tuổi xung sức tráng kiệt và cũng đủ chín chắn để có những hành động khôn ngoan do tiếng gọi của lương tâm mình. Nhưng oái oăm thay anh lại đang sống trong một thời kỳ đen tối cùng cực của cái gọi là “Thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội” tại Việt Nam.

Là người có học thức, có lương tri nên anh không thể cầm lòng khi thấy hàng loạt đồng bào mình phải bỏ mạng vì những đợt xả lũ vô trách nhiệm của một số cơ quan nhà nước. Thời gian mấy tháng vừa qua, anh đã hăng hai đứng tên kêu gọi giới trẻ Việt nam tham gia vào “Đơn Kiện Thủy Điện”, vì hậu quả của việc xả lũ. Cuộc vận động của anh đã được nhiều người ký tên ủng hộ.

Tên đã lắp vào cung, đích đã định rõ ràng, chàng thanh niên đã bật dây cung nhưng mũi tên của anh đang trên đường bay tới đính, chưa kịp hạ gục mục tiêu thì bản thân anh liên tiếp bị tấn công từ những kẻ nhân danh chính quyền nhà nước: Có thể kể tới sự kiện ngày 16/2/2014 anh vừa bị công an xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang đánh đập tàn nhẫn trong khi tới thăm gia đình em trai tại đây.

Mới đây vào ngày 27/2 vừa qua, mẹ của anh đã đánh đường từ quê ra Đà Nẵng để cùng anh tới công an xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, Đà Nẳng.

Theo mẹ anh nói với anh là tới để làm rõ trắng đen với chính quyền về việc anh bị công an ở đây hành hung khi tới thăm nhà em trai. Nhưng thực ra thì không phải như mẹ anh đã nói với anh, mà buổi gặp gỡ đó lại là một buổi “thỏa thuận” giữa mẹ anh và công an. Do trước đó các cơ quan công an, an ninh đã nhiều lần tới gia đình uy hiếp bố mẹ anh và ép buộc họ phải trực tiếp can thiệp để yêu cầu anh từ bỏ con đường anh đã chọn.

Người thân của anh đã ra sức gây sức ép buộc anh phải từ bỏ vì họ cho rằng: Nếu anh tiếp tục tranh đấu cho quyền lợi dân tộc chắc chắn anh sẽ bị nhà cầm quyền khủng bố cả gia đình và có thể anh bị cầm tù, cha mẹ và người thân sẽ vô cùng đau khổ. Mẹ và cô em dâu đã khóc và nói những lời thống thiết với anh qua điện thoại, để mong anh cân nhắc chọn lựa giữa người thân và dân tộc. Mẹ và cô em dâu khuyên anh Thạnh rằng hãy đừng thương những nạn nhân của chế độ mà hãy thương lấy chính gia đình của mình và bản thân nếu không có thể anh sẽ phải chết.

Xin nghe một vài cuộc điện thoại:


Sau khi nghe những cuộc điện thoại này, chắc chắn không một người con nào có thể cầm lòng trước những tình cảm sâu nặng của gia đình, người thân. Có một điều là người thân của Thạnh chưa nhận ra rằng, họ cũng chính là nạn nhân của chế độ này. Tuy nhiên nỗi niềm của họ cũng là nỗi niềm của rất nhiều người dân khác trên đất nước Việt nam này.

Từ ngày Cộng sản nắm quyền họ đã ra tay tàn khống đối với những người dân, nên đã tạo ra cho đa số người dân cái phản ứng thường trực trong lòng là phải tự ngậm miệng trước những bất công cho yên phận. Tôi không biết phải đưa ra lời khuyên nào đối với anh Thạnh lúc này. Khuyên anh hãy nghe theo lời mẹ, từ bỏ đấu tranh ư? Không được! Nếu ai cũng như vậy thì làm sao có thể cứu được dân tộc này. Khuyên anh gạt qua những lời thống thiết của gia đình để tiếp tục tiến bước ư? Không! Cũng không thể được vì nếu làm như vậy thì quá tàn nhẫn đối với người thân. Anh đang đứng giữa hai sự chọn lựa vô cùng quan trọng rất mong nhận được sự góp ý chân tình của quý độc giả.

Thanh Hóa 28/2/2014

Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 01628387716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com

Tôi muốn đi tìm công lý cho anh!

 Sáng nay; khi tình cờ xem được một bài báo ngắn "Bị bắt vì dùng điện thoại quay Cảnh sát 113?" (*) tôi sửng sờ choáng váng khi nghĩ tới cái khẩu hiệu “Sống và làm việc theo hiến pháp và phát luật”. Thú thật từ nhỏ tới giờ tôi chưa bao giờ được tham gia bất cứ một buổi sinh hoạt học tập nào về pháp luật do chính quyền tổ chức, nên thành thật mà nói thì tôi không hiểu gì về luật của họ cho lắm. Mà chắc rằng đại đa số người dân Việt Nam cũng vậy! Có bao giờ được chính quyền phổ biến pháp luật cụ thể gì đâu mà biết! Tuy nhiên tôi tin rằng đã là lực lượng Cảnh sát 113 chắc chắn họ phải được đào tạo kỹ lưỡng về pháp luật chứ! 

Vậy mà khi thi hành công vụ trên đường Phạm Văn Đồng, đoạn qua địa bàn khu phố 1, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức vào lúc 22h30 ngày 17/2/2014 Tổ công tác của thượng úy Đinh Quốc Tuấn lại không mang bảng tên. Trong một xã hội nhiễu nhưng trắng đen lẫn lộn này có nhiều kẻ giả danh công an để cướp của, giết người và hiếp dâm đạo chích... Việc công dân cảnh giác với những thủ đoạn này là đương nhiên. Khi đang lưu thông trên đường, đột nhiên anh Lê Huỳnh Thương Minh bị bắt dừng xe và yêu cầu xuất trình giấy tờ. Đương nhiên với tinh thần cảnh giác cao độ, anh phải kiểm tra xem đối tượng bắt mình dừng xe và đòi xét giấy tờ của mình là ai thì hoàn toàn hợp lý.

Tuy nhiên, thay vì đáp ứng yêu cầu của nhân dân, làm sáng tỏa những thắc mắc trong suy nghĩ của công dân, thì Thượng úy Tuấn đã hành xử như một kẻ côn đồ xã hội đen. Tuấn đã đưa tay cướp chìa khóa xe của chủ xe, khi chủ xe rút điện thoại quay lại hình anh làm bằng chứng thì Tuấn lại định cướp luôn điện thoại của anh. Trước những tình huống bất ngờ diễn ra trong nháy mắt như vậy thì phản ứng tất nhiên là phải truy hô để quần chúng ứng cứu. Việc làm trên của anh Lê Huỳnh Thương Minh là hoàn toàn đúng đắn. Hành vi không đeo bảng tên, không công khai thẻ ngành của Thượng Úy Đinh Quốc Tuấn mới chính là nguyên nhân gây mất an ninh trật tự và ách tắc giao thông tại khu vực hàng giờ đồng hồ.

Anh Lê Huỳnh Thương Minh tai cơ quan CA.
Ấy vậy mà khi Thượng úy Tuấn gọi điện đề nghị hỗ trợ thì lực lương công an phương Hiệp Bình Chánh đã tới tiếp cứu và bắt giữ Lê Huỳnh Thương Minh để sau đó lập hồ sơ đề nghị khởi tố. Vào ngày 27/2 vừa qua Công an quận Thủ Đức đã chính thức tông đạt quyết định khởi tố bắt tạm giam 2 tháng đối với anh Lê Huỳnh Thương Minh với tội danh “Chống người thi hành công vụ”.

Là một người đang đấu tranh bênh vực lẽ công bình tôi viết vài dòng thiết tha lên tiếng kêu gọi các luật sư yêu chuộng công lý và sự thật, các cá nhân tổ chức trong và ngoài nước đang đấu tranh cho một Việt Nam dân chủ tiến bộ hãy tích cực lên tiếng bênh vực và bảo vệ anh Minh và vạch trần sự tắc oai tắc quái của những kẻ lợi dụng chức quyền, ức hiếp lương dân. Để ngày càng có nhiều người dân như anh Minh dám đương đầu với bạo quyền tìm kiếm chân lý.

Muốn thật hết lòng!


Thanh Hóa 1/3/2014

Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 01628387716

Rút củi đáy nồi hay thêm dầu vào lửa?

Năm 2014 đã trôi qua hai tháng đầu năm. Tiết trời vẫn còn rất lạnh nhưng những cành cây trơ trụ đã bắt đầu đâm những chồi non mơn mởn, chuẩn bị cho một chu ky phát triển tất yếu của vạn vật. Những mẫn non này mang lại cho con người tràn đầy những hy vọng và hạnh phúc. Bầu không khí xã hội Việt Nam thì ngược lại.

Tình hình chính trị xã hội càng ngày càng nóng lên bởi sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức lối sống của “một bộ phận không nhỏ” các đảng viên lãnh đạo Đảng Cộng sản. Khiến người dân không thể làm ngơ.

Năm 2013 vừa qua hàng loạt các “chồi non”, tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam đang dần hình thành, mang một dấu hiệu đáng mừng cho dân tộc Việt trước bối cảnh đất nước đang đối diện với nhiều nguy cơ xâm lăng trắng trợn của Trung Quốc. Sự ra đời của các tổ chức xã hội dân sự tạo một môi trường rất tốt để quy tụ những con người có cùng mục tiêu lý tưởng, là nơi để chia sẻ tâm tư, tình cảm tạo sự gắn kết, góp phần dân chủ hóa đất nước. Tuy nhiên chính điều đó lại là dấu hiệu báo động nguy cơ mất dần vị thế lãnh đạo độc quyền của Đảng cộng sản. Bởi vậy Đảng này đang ra sức tìm mọi cách để “Rút củi khỏi đáy nồi” bằng cách gia tăng sách nhiểu đánh đập gây sức ép với từng cá nhân các thành viên đã tham gia vào các tổ chức xa hội này.

Việc sách nhiễu, đánh đập, gây khó khăn trong công việc làm ăn, hoặc chia rẽ mối quan hệ gia đình, dùng người thân để khống chế các thành viên này, nhằm làm tê liệt tinh thần và vô hiệu hóa những nỗ lực xây dựng xã hội dân sự của từng cá nhân một. Dùng công an, côn đồ đánh đập tàn nhẫn, hoặc cách này, cách khác nhằm phá rối những buổi họp mặt của thành viên các tổ chức để họ chán nản… Tuy nhiên càng cố gắng tới đâu thì nhà cầm quyền càng thấy những hoạt động của các nhóm xã hội dân sự này càng phong phú đa dạng và thu hút thêm nhiều người tham gia.

Thấy những thủ đoạn trên vẫn không có hiệu quả nên nhà cầm quyền cộng sản lại bất chấp mọi khuyến cáo của Quốc tế về tình trạng nhân quyền Việt nam. Trắng trợn hơn là việc dàn dựng những vụ án hết sức phi lý để khởi tố những người đấu tranh ôn hòa bằng những điều luật vu vơ nhằm tống họ vào tù để vô hiệu hóa những hoạt động xã hội của những nhân vật này. Tuy nhiên tôi tin rằng nỗ lực này của nhà cầm quyền Cộng sản chỉ là đang “đổ thêm dầu vào lửa” mà thôi. 

Sau khi bắt bớ Vợ chồng anh Nguyễn Bắc Truyển không thành họ quay sang bắt bớ những người bạn, người đồng đạo của anh và giờ đây ra quyết định khới tố 3 người với tội danh“Gây rối trật tự công cộng” là chị Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh.

Hành động này không hề làm cho bớt “củi trong đáy nồi” mà ngược lại nó đang làm nóng hơn lên tinh thần tranh đấu, bởi hành động trên của nhà cầm quyền chỉ là đang thêm dầu vào lửa, khiến những ngọn lửa đang âm ỉ cháy buộc phải bùng lên. Cách hành xử này của Nhà cầm quyền đã thể hiện sự khinh thường bạn bè Quốc tế, thể hiện sự nhu nhược với kẻ thù Trung Quốc và tàn độc với nhân dân. Khiến cho nhiều người dân bình thường lâu nay có thể không quan tâm mấy về chính trị cũng phải thốt lên những lời thô bỉ dành cho thể chế này

Ngày cáo trung của chế độ độc tài đã đến. Sau Ukraina rất có thể là Việt Nam!

Thanh Hóa ngày 1/3/2014
Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 01628387716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com