Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Ai là người lân cận ngươi?



Các Tôn giáo nói chung đều có giáo lý giáo luật, kinh sách để giáo huấn con người biết sống yêu thương  và có trách nhiệm với những người xung quanh, nhưng bản thân tôi là người Tin Lành nên trong phạm vi bài viết này tôi xin chỉ đề cập tới một vài vấn đề mà  Chúa Giê-xu dạy các môn đồ được chép trong thánh kinh (Lu ca 10: 25-37) .
( 25 Khi ấy, có một luật gia đứng dậy hỏi thử Đức Chúa Jêsus rằng: “ Thưa thầy tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?”.  26 Ngài đáp rằng: “ Trong luật pháp có chép điều gì? Ngươi đọc và hiểu thế nào?”27  Người ấy thưa: “ Ngươi phải hết lòng, hết linh hôn, hết sức lực, hết tâm trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi; và yêu thương người lân cận như chính mình.” 28 Đức Chúa Jêsus phán: “ Ngươi  đáp phải lắm. Hãy làm điều đó để ngươi được sống.
                29 Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ mình là công chính nên thưa với Đức Chúa Jêsus. “ Ai là người lân cận tôi? 30 Đức Chúa  Jêsú đáp: “ Có một người từ thành Giê-ru-sa-lem xuống thành Giê-ri-cô rơi vào tay bọn cướp. Chúng lột hết quần áo đánh đập rồi bỏ đi, để mặc người đó dở sống dở chết.31 Bấy giờ có một thầy tế lễ tình cờ đi xuống con đường đó, thấy nạn nhân thì tránh qua sang bên kia đường. 32 Tương tự như thế, một người Lê-vi cũng đến nơi, thấy rồi cũng tránh qua sang bên kia mà đi. 33 Nhưng có một người Sa-ma-ri đi đường, đến gần thấy nạn nhân thì động lòng thương xót, 34 liền áp lại, lấy dầu rựu xức vào vết thương, băng bó lại, rồi đỡ nạn nhân lên con vật của mình và đưa đến quán trọ săn sóc. 35 ngày hôm sau, ông lấy hai đơ-ni-ê, đưa cho chủ quán và nói:” Hãy săn sóc người này, nếu tốn hơn nữa, khi trở về tôi sẽ hoàn lại.” 36 Theo ngươi nghĩ, trong trong ba người đó, ai là người lân cận với kẻ bị cướp?” 37 Luật gia thưa: “ Ấy là người đã tỏ lòng thương xót đối với nạn nhân.”  Đức Chúa Jêsus phán: “ Hãy đi và làm như vây.”).
                Trong phần kinh thánh này có đề cập tới 6 nhân vật.
1.       Nạn nhân , người bị cướp bóc đánh đập. Không biết các mục sư và con dân Chúa có thấy xung quanh mình người dân lành đang bị  ức hiếp cướp bóc và lột trần truồng mất cả quyền làm người không? Không biết quý vị có nhìn thấy người dân lành Việt Nam là nạn nhân của chế độ cộng sản không? Có thấy Trung Quốc đang cướp đi lãnh thổ của tổ quốc mình không? Quý vị có cho rằng đồng bào của chúng ta là nạn nhân không?
2.       Thầy dạy luật, là người thông thạo kinh luật, muôn thể hiện mình là người hiểu biết. Quý vị có từng giảng dạy  rằng Chúa muốn chúng ta phải kính Chúa yêu người chăng?
3.       Kẻ cướp, là kẽ tàn nhẫn, đã cướp hết của nạn nhân, còn lột trân anh ta, đánh anh ta thương tích đầy mình, dở sống dở chết.( Cộng sản bây giờ đối với người dân chẳng khác gì những tên cướp đối với nạn nhân kia.)
4.       Thầy tế lễ, là người chuyên lo phục vụ Chúa trong đền thờ, dâng của lễ cho Đức Chúa Trời, cầu nguyên cho mình cho người , nhưng khi thây nạn nhân gặp nạn thì đi vòng để tránh né vì sợ liên lụy ( Không có lòng thương xót đôi với người gặp nạn như điều Chúa muốn).
5.       Người Lê-vi, là dòng dõi được Đức Chúa Trời tuyển chọn để phục vụ Ngài nhưng cũng không có lòng thương xót như điều Chúa dạy. Cũng vô tâm vô cảm, vô trách nhiệm với nạn nhân.
6.       Người Sa-ma-ri, là một người Do Thái lai, bị người Do thái xem thường. Chẵng phải lại là người mà Thiên Chúa muốn con dân Ngài phải học và làm theo hành động của anh ta sao?

                Thật buồn khi mà ngày hôm nay có rất nhiều “ Thầy tế lễ” Mục sư,  nhìn thầy tình cảnh Trung Quốc cướp đất cướp biển, ăn hiếp dân tộc mình mà vẫn làm ngơ, Thấy người dân bị cướp nhà cướp đất, cướp quyên tự do, thậm chí bị bỏ tù, nhưng các “ Thầy tế lễ” này vẫn làm ngơ tránh né vì cho rằng “đấy là vấn đề chính trị” không nên liên quan vào. Có phải chăng đây là điều Chúa muốn?? còn những “người Lê-vi” thì sao? Các tín đồ đa phân cũng nghe theo mục sư tránh né vấn đề mà họ cho là chính trị.  Khi thấy có ai trong anh em lên tiếng bênh vực người bị cộng sản ức hiếp thì lại phê phán  đoán xét và kết tội này nọ. Bản thân tôi đã tường làm mục sư nhiệm chức, quản nhiệm một hội thánh nhỏ tại địa phương, phải chịu nhiều sự bắt bớ của công an cộng sản; cũng nhờ vậy mà tôi nhận ra bộ mặt gian ác của cái chủ nghĩa vô thần tàn bạo này, từ đó tôi thường hay lên tiếng bênh vực nhưng ai bị bắt bớ cướp bóc bởi công sản. cuối cùng tôi bị bắt bỏ tù, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn hoan nạn, bố mẹ già các con còn nhỏ, vậy mà chỉ vì tôi làm “chính trị” nên những “Thầy tế lê, người Lê-vi”  không ai giam làm người lân cận tôi, vì sợ liên lụy???  Phải thành thật mà nói tôi không buồn vì anh em không thăm nom tôi khi ở tù hay động viên gia đình tôi lúc gặp hoạn nan, mà tôi buồn vì sự vô trách nhiêm của những người như thầy tế lễ và người Lê-vi kia. Biết rõ luật pháp  là “ phải kính Chúa yêu người” nhưng lại không biết ai là người lân cận, lại cho mình qua thiêng liêng không dinh vào “chuyện phàm”, không làm “ chính tri” hay tham gia chính tri. Vậy không hiểu các vị có tham gia bỏ phiêu bầu cử không, có nộp thuế cho nhà nước và có chiệu ảnh hưởng của hệ thông chính trị này không? Khi con cái quý vị đến tuổi nghĩa vụ có cho chúng tham gia nghĩa vụ quân sự không? Chắc là không vì như vậy cũng là làm chính trị! Khi Trung Quốc cướp mất tổ quốc này quý vị có đau lòng không? Hày là quý vị không quan tâm, mà chỉ quan tâm tới những việc “ thiêng liêng”??? Vậy tôi hỏi quý vị có ăn cơm không? Khi còn trên đất này quý vị có phải là công dân Việt Nam không? Nếu phải thì làm sao lại quên đi bổn phận và trách nhiệm làm người công dân đối với tổ quốc.
Xuyên suốt kinh thánh lời Chúa luôn hướng dẫn Dân Chúa về cách làm chính trị. Từ A Đam tới Ápraham vì A Đam không biết làm chính trị (quản trị) nên khiến cả nhân loại phải làm nô lệ cho tội lỗi. Từ Ápraham tới Chúa  Jêsus,Các tộc trưởng ,các quan xét hay vị vua nào biết kính sợ Đức Chúa Trời biết làm chính trị chân chính thì đều được phước, đưa dân tộc tới thịnh vượng bình an. Quan xét nào hay vị vua nào không kính sợ Chúa, không có lòng thương xót, không biết làm chính trị, thì đấy dân tộc vào binh đao đói khổ.  Giăng baptip khuyên can vua Hê rốt  đên nỗi ông phải mất đầu, chẳng phải ông đã có một hành động chính trị sao?   Khi còn tại thế Chúa Jêsus không làm vua Do thái hay làm thây tế lễ trong đền thờ, nhưng Ngài là Vua Trời và là thầy tế lễ Thượng Phẩm đời đời. Ngài đã thẵng thắn kêu gọi các quan lại “đừng thâu thuế quá quy định” hay Ngài nổi dận với hành động quốc doanh hóa, thương mại hóa tôn giáo khi Ngài dùng roi đánh nhưng người lợi dụng tôn giáo để buôn bán trong đên thờ. Như vậy  chẵng  là tham gia chính trị sao? Ấy vậy mà ngày nay các tôi tớ Chúa lại ngâm miệng làm ngơ trước những bất công trong xã hội. thậm chí còn chạy theo chinh quyền cộng sản để dua nịnh hòng tìm sự bố thí ban phát của những kẻ vô thần. Các muc sư luôn luôn trich dẫn các câu kinh thánh trong (Rô-Ma 13:1-7)  nhưng thưa quý vị phần kinh thánh này Chúa dạy chúng ta phải đầu phục  những nhà câm quyền do Đức Chúa Trời chỉ định để thi hành việc công chính như lời Chúa nói trong câu 3 “ vì nhà chức trách không phải để cho người lương thiện sợ, mà để cho người gian ác sợ. vvv “. Vâỵ tại sao ngày hôm nay các mục sư hay dân sự Chúa lại sợ cộng sản đến vậy? Có phải chăng bênh vực người bị ức hiếp là làm việc ác, chống lại bạo quyền là làm việc ác? Tóm lại quý tôi tớ Chúa ngày nay đang xem ai là người lân cận?? Kể cầm quyền cộng sản hay những nạn nhân bị cộng sản ức hiếp? Thành thật mà nói quý vị có thể hiểu biết lời Chúa còn nhiều hơn tôi, bằng thần học nhiều hơn tôi, theo Chúa lâu hơn tôi nhưng có thể chưa bao giờ quý vị xem những nạn nhân cộng sản là người lân cận.
                Tôi viết vài dòng này để nói nên suy nghỉ của mình về tình hình thực tế về các tôi tớ Chúa ngày nay trước hiện tình đất nước. Nêu quý vị nào tình cờ đọc được những dòng này thì rất mong lương tâm của quý vị được cáo trách để trở nên những người lân cận với đồng bào mình, hãy nói lên tiếng nói của con người có lương tâm trách nhiệm, đừng thờ ơ với vận mênh đất nước nữa.
                                                                                Thanh Hóa 12-3-2013
                                                                                 Nguyễn Trung Tôn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét