Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Thư tù nhận lương tâm Hồ Thị Bích Khương gửi ra từ trong nhà tù cộng sản.


Thư tù nhận lương tâm Hồ Thị Bích Khương gửi ra từ trong nhà tù cộng sản.
Kính thưa tất cả quý độc giả trong và ngoài nước, những người đang quan tâm tới vận mệnh đất nước và những người còn có lương tri trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Từ trong nhà tù cộng sản, người nữ tù nhân lương tâm đã soạn thảo và gửi về gia đình một tập thư gôm một số nội dung như: Những trăn trở trong việc góp  ý sửa đổi hiến pháp 1992, Những tội ác của Đảng cộng sản đã gây ra cho gia đình chị trong hơn 2 thập niên qua.
            Tôi xin làm theo ý nguyện của chị Hồ Thị Bích Khương và người thân, đánh máy lại toàn văn nội dung của chị để mọi người được biết.
 Phần I. Nội dung buổi tham gia góp ý kiến sửa đổi hiến pháp trong nhà tù.
a.     Cần hủy bỏ ngay điều 4 hiến phấp năm 1992 về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Trong chốn địa ngục trần gian nơi tôi đang bị giam cầm bởi tội “ To Gan” dám đi đòi lại tài sản, mồ hôi, xương máu, quyền sống, quyền con người, quyền tự do dân chủ của người dân Việt Nam bị bạo quyền cộng sản cướp đoạt. Vào những ngày đầu tháng 2 năm 2013 này. Tôi được biết nhà cầm quyền cộng sản có đem ra một bản dự thảo sửa đổi hiến pháp lấy ý kiến góp ý toàn dân. Những ngày này cũng là những ngày cuối năm âm lịch. Chuẩn bị đón tết nguyên đán Quý tỵ, tại nhà tù nhỏ này, công an cộng sản cũng cho họp một cuộc họp tù nhân. Có khoảng 30 phạm nhân trong đội trực sinh từ các buồng giam “đại diện” cho hơn 1000 phạm nhân được triệu tập đến cuộc họp. Cán bộ trực trại là công an Thúy làm chủ trì, tôi cũng được kêu đến tham dự. Cuộc họp tiến hành với 2 nội dung. Một là phổ biến chế độ ăn, nghỉ tết cho phạm nhân. Hai là góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi hiến pháp . Khi nội dung vừa đem ra là có người nói “ Chúng ta cứ đồng ý theo bản dự thảo đảng và nhà nước đưa ra là được” . Mọi người nhất trí với ý kiến này. Tôi có ý kiến phản đối: “ Nếu đã đưa ra lấy ý kiến mọi người thì công an phải phát bản dự thảo tới từng buồng cho mọi người đọc rồi mới tham gia ý kiến được. Chúng ta không thể đại diện cho hàng ngàn người mà nhất trí bừa bãi như vậy. Tôi khẳng định mọi người ở đây; kể cả công an Thúy chưa ai nắm được điều nào trong dự thảo cả. Còn tôi, tôi thây trong bản dự thảo chưa có ý hủy bỏ điều 4 hiến pháp 1992, nên tôi có ý kiến yêu cầu hủy bỏ điều 4 hiến pháp 1992 ; vì nếu duy trì vai trò lãnh đạo độc tài của đang cộng sản dù có thay đổi bao nhiêu thì nó cũng chỉ nằm trong sách vở mà thôi. Người dân không thể được hưởng những gì tốt đẹp”. Buối họp kết thúc sau khoảng 30 phút, xong cả hai nội dung. Văn bản được đọc lại cho mọi người nghe đúng như ý kiến trong cuộc họp, không lấy chử ký của mọi người. Ai nấy về buồng giam để tiếp tục làm công việc hàng ngày. Trên đường về có nhóm người xì xầm, tôi nghe có câu “ Bẻ que chống trời”. Tôi iết họ nói tôi, nhưng im lặng mĩn cười nghĩ rằng sẽ làm theo những gì mà bản tính “ dại dột” mình có.
b.     Vài suy nghĩ về hình thức của việc sửa đổi hiến pháp
Ở trong tù thì như vậy. Còn ngoài nhà tù nhỏ này thì sao? Người dân Việt Nam có được tham gia góp ý kiến vào dự thảo và ý kiến có được đảm bảo quyền tự do dân chủ không? Theo tôi nghĩ thì hoàn toàn không! Người dân Việt Nam; đặc biệt là hai lực lượng lớn là nông dân và công nhân, là những thành phần bị trị, chẳng khác gì tù nhân trong chốn lao tù này. Họ lạnh cảm với những gì mà hệ thống quyền lực đưa ra, họ có thói quen cho rằng việc lập hiến và sửa hiến là của đảng. Đảng soạn thảo ra đảng sẽ quyết định hiến pháp - Pháp luật. Đảng đã đề ra là “có lợi” cho dân rồi. Nên trách nhiệm và nghĩa vụ của dân là bảo vệ đảng, nghĩa vụ của dân là phải thực hiện, còn quyền lợi của dân có được đảm bảo theo hiến pháp – Pháp luật không cũng là quyền của đảng. người dân đưa ra ý kiến làm gì, khi mà ý kiến của mình trái với ý đảng, đặc biệt là đụng vào vai trò độc trị và đường lối “ sáng suốt” thì bị đảng quy là kẻ có âm mưu thù địch, tuyên truyền chống phá nhà nước. Chẳng có người dân nào muốn đảng thù xếp cho mình nơi cư trú mới trong nhà tù nhỏ này. Nếu như ai đó được đảng cho phép nói, hay tuyên truyền công khai thì người đó phải nói theo ý đảng; ý của bậc cầm quyền. Điều này được thể hiện ngay trong lời nói của chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trên truyền hình, ngay trong những ngày đầu tiên  phổ biến chủ trương sửa đổi hiến pháp đã quán triệt “Để ngăn chặn mọi âm mưu thù địch, lợi dụng lấy ý kiến toàn dân vào dự thảo sửa đổi hiến pháp, để tuyên truyền sai lệch đường lối chủ trương của đảng, chống nhà nước. Phủ nhận những thành quả mà nhân dân đã đạt được nhờ sự lãnh đạo của đảng hơn 80 năm qua.”
            Sau lời quan triệt của chủ tịch Quốc hội được phổ biến trên truyền hình toàn quốc. Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, chuẩn bị những lời ca tụng hay nhất cho đảng, cho vai trò độc tài toàn trị của đảng để đem ra các cuộc họp trên danh nghĩa “Lấy ý kiến toàn dân”. Các cuộc họp này cũng được đưa lên truyền hình tuyên truyền cho dân nghe. Làm cho những ai trong các thành phần bị trị quan tâm tới những việc làm của nhà cầm quyền phải chua chát. Hội đồng nhân dân các cấp ở các tỉnh là ai? Những ai được đưa ý kiến trên truyền thông? Họ là  đảng viên, người của đảng, là những kẻ đang năm giữ những chiếc ghế quyền lực, học đang được hưởng những quyền lợi do đảng ban phát cho. Họ ca ngợi đảng ca ngợi chế độ độc tài toàn trị và luôn muốn kéo dài chế độ này cũng chính là kéo dài vị trí thống trị và quyền lợi của cá nhân họ. Cùng với mong muốn được thừa kế những chiếc ghế có vị trí quyền lực cao hơn, để dễ dàng vơ vét tài sản của dân, của nước nhiều hơn. Khi có phản kháng cũng dễ bề đập bẹp, dẫm đạp lên đầu, lên cổ người dân hơn. Để đạt được mục đíc của mình, của chế độ cộng sản, của những kẻ ngồi mát ăn bát vàng. Mục đích này chỉ đạt được khi có quyền lực tối đa thì các đảng viên cộng sản mới có thể “ Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”.
            Cùng với những ý kiến ca tụng đảng, ca tụng chế độ độc tài của đảng, ca tụng bản dự thảo. Các đại biểu cũng đã thừa nhận có những ý kiến trái chiều đòi xóa bỏ điều 4 hiến pháp 1992. Tại sao các buổi họp lây ý kiến sửa đổi hiến pháp, khi đưa lên truyền thông lại không cho những người có ý kiến trai chiều lên để họ phân tích lý do đòi xóa bỏ điều 4; những ưu khuyết của chế độ độc đảng, hay đa đảng để người dân được nghe và so sánh chọn lựa? Ngược lại các đại biểu ca tụng bảo vệ đảng bảo vệ chế độ độc tài, bảo lưu điều 4, lại đưa ý trái chiều ra để phê phán chê bai. Như vây nói là bản dự thảo đưa ra để lây ý kiến toàn dân để đảm bảo quyền tự do dân chủ thì toàn dân ở đâu? Dân chủ ở đâu? Những người muốn xóa bỏ điều 4 chẵng phải là người dân Việt nam sao?

Còn nữa!




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét