Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Quốc hội Châu Âu ra Nghị Quyết Tố Cáo Hà Nội Đàn Áp Nhân quyền, Tự do Ngôn luận, Tự do Tôn giáo


Trưng Nữ Vương (40 - 43) - www.HoPhap.Net
Image du profil

Nước Non Ta Phải Chính Tay Ta Giành Lại
Dẫu Phải Đánh Đổi Bằng Tất Cả Máu Xương


********************************************************************************************************************
Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam
& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam 
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : queme.democracy@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
*******************************************************************************************************************
 
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI STRASBOURG NGÀY 18.4.2013
Quốc hội Châu Âu ra Nghị Quyết chiều nay tại trụ sở Strasbourg tố cáo Hà Nội đàn áp Nhân quyền, Tự do Ngôn luận, Tự do Tôn giáo
  
 
Nghị Quyết tố cáo Cộng sản Hà Nội tại trụ sở Quốc hội Châu Âu ở Strasbourg, miền Đông bắc Pháp.
Nghị Quyết tố cáo Cộng sản Hà Nội tại trụ sở Quốc hội Châu Âu ở Strasbourg, miền Đông bắc Pháp.
STRASBOURG, ngày 18.4.2013 (QUÊ MẸ) - Trung tuần tháng 2, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cùng với Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền công bố bản Phúc trình về « Bloggers và Công dân Mạng sau chấn song nhà tù – Các hạn chế tự do trên mạng tại Việt Nam ». Bản phúc trình gây chấn động dư luận quốc tế. Hầu hết các tờ báo lớn tại Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Á châu đều đăng tải.
 
Sau đó Phái đoàn Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Namdo ông Võ Văn Ái dẫn đầu đã đến hoạt động nhiều tuần lễ tại Quốc hội Châu Âu, mở cuộc “Hội luận Bàn tròn” trong khuôn viên Quốc hội với sự tham dự của nhiều Dân biểu Quốc hội Châu Âu trình bày bản Phúc trình và đề nghị Quốc hội Châu Âu ra Nghị Quyết khẩn về tình trạng đàn áp tự do ngôn luận, các bloggers và công dân mạng tại Việt Nam.
 
Sang tháng 3, ông Võ Văn Ái lại phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền LHQ về cuộc  đàn áp tự do ngôn luận, các bloggers và công dân mạng.
 
Sau khi tham dự cuộc điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn hôm 11.4, Phái đoàn liền trở lại Quốc hội Châu Âu theo lời mời của Liên Âu tham dự Diễn Đàn Liên Âu cho Dân chủ và Nhân quyền dưới đề mục “Bình đẳng các Quyền mọi nơi trong Thế giới” với sự có mặt của trên 200 đại biểu đến từ năm châu. Trong khi bà Penelope Faulkner, Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam được mời chủ tọa phiên hội thảo về “Tự do Tôn giáo trong thế giới”, ông Võ Văn Ái tiếp tục gặp gỡ các Dân biểu để chuẩn bị hậu thuẫn cho Nghị Quyết mà Ủy ban Bảo vệ Quyền Lam Người Việt Nam đề xuất.
 
Thành quả cuộc vận động nói trên của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, là vào đúng 17 giờ chiều nay, ngày 18.4.2013, tại trụ sở Quốc hội Châu Âu ở Strasbourg miền Đông bắc Pháp, sau cuộc thảo luận sôi nổi về các vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, Quốc hội Châu Âu đã được 6 chính đảng thông qua, không có phiếu chống, chỉ  Nhóm Cực tả bỏ phiếu trắng.
 
Sau đây là bản dịch Việt ngữ toàn văn Nghị Quyết của Quốc hội Châu Âu :
 
 

NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI CHÂU ÂU VỀ VIỆT NAM, ĐẶC BIỆT VỀ VẤN ĐỀ TỰ DO NGÔN LUẬN

 
(Tổng hợp 5 văn bản Nghị quyết của các Đảng Bình dân Châu Âu (EPP), Liên minh Tiến bộ Xã hội và Dân chủ tại Quốc hội Châu Âu (S&D), Đảng Dân chủ Tự do Châu Âu (EFD), Đảng  Xanh (ALE), và Đảng Bảo thủ và Cải cách Châu Âu (ECR)
 
Quốc hội Châu Âu,
 
- y cứ vào Hiệp ước Đối tác và Hợp tác giữa Liên Âu và Việt Nam ký kết ngày 27.6.2012 và cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam hai lần mỗi năm giữa Liên Âu và chính phủ Việt Nam,
 
- y cứ vào Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam tham gia ký kết năm 1982,
 
- y cứ vào cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện mà Việt Nam tường trình trước Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng Tư năm 2009,
 
- y cứ vào Phúc trình của Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm Thăng tiến và Bảo vệ quyền tự do ý kiến và ngôn luận tại khóa họp lần thứ 14 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng Tư năm 2010,
 
- y cứ vào lời tuyên bố của Phát ngôn nhân Đại diện tối cao Liên Âu bà Catherine Ashton trước các án lệnh đối các bloggers tại Việt Nam hôm 24.9.2012,
 
- y cứ vào Nghị quyết ngày 15.11.2012 về “Chiến lược cho Tự do kỹ thuật Số trong chính sách đối ngoại của Liên Âu,
 
- y cứ và các Nghị quyết trước đây đối với Việt Nam,
 
- y cứ vào điều 122 trong những Quy tắc và Thủ tục của Liên Âu,
 
 
A. xét rằng, ngày 24.9.2012 ba nhà báo nổi danh : Nguyễn Văn Hải / Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải bị kết án tù; xét rằng sau khi kháng án các án lệnh này được xác nhận theo thứ tự 12, 10 và 3 năm tù giam, và nhiều năm quản chế sau đó vì tội đưa lên mạng các bài viết trên các trang nhà của Câu lạc bộ các Nhà báo tự do;
 
B. xét rằng, theo phúc trình của các tổ chức nhân quyền quốc tế, 32 bloggers ly khai đã bị kết án tù khắc nghiệt hoặc đang chờ xét xử tại Việt Nam, 14 nhà hoạt động dân chủ lãnh án tù tổng cộng 100 năm vì sử dụng quyền tự do ngôn luận, những án từ 10 năm tù giam lên tới chung thân, một ký giả một tờ báo nhà nước bị sa thải vì đưa lên blog lời phê bình Tổng bí thư Đảng Cộng sản; xét rằng các công dân mạng ly khai thường trực bị công an sách nhiễu, tấn công, kể cả Lê Công Cầu và Huỳnh Ngọc Tuấn;
 
C. xét rằng, một số tù nhân vì lương thức bị kết án chiếu theo sự mơ hồ về “an ninh quốc gia”, là những điều luật chẳng phân biệt giữa những hành động bạo động với sự biểu tỏ ôn hòa của những ý kiến bất đồng hay tín ngưỡng khác biệt, chẳng hạn như “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN” (Điều 88 của Bộ luật Hình sự), “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79), “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi Nhà nước” (Điều 258); xét rằng Pháp lệnh 44 cho phép giam cầm không thông qua tòa án càng ngày càng được sử dụng để bắt giam các nhà bất đồng chính kiến;
 
D. xét rằng, các bloggers và các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền càng ngày càng phải vận dụng Internet để nói lên chính kiến họ, phơi bày nạn tham nhũng, và kêu gọi sự quan tâm tới việc chiếm đất thô bạo và sự lạm quyền của các giới chức chính quyền;
 
E. xét rằng, nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp có hệ thống tự do ngôn luận, biểu tình ôn hòa, và khủng bố những ai chất vấn chính sách của nhà nước, phơi bày trường hợp các viên chức lạm dụng quyền hành;
 
F. xét rằng, Việt Nam đang chuẩn bị “Nghị định về Quản lý, Cung cấp, Sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng”, là nghị định mới về quản lý Internet  nhằm pháp lý hóa cho chính quyền truy cập nội dung, kiểm duyệt và trừng phạt qua định nghĩa mơ hồ “hành vi bị cấm” bó buộc các công ty cung cấp dịch vụ Internet , kể cả các công ty ngoại quốc, phải hợp tác với chính quyền để dò la, theo dõi công dân mạng bất đồng chính kiến; xét rằng tự do về kỹ thuật số ngày càng bị hăm dọa;
 
G. xét rằng, năm 2009, trong cuộc phúc trình nhân quyền của Việt Nam tại cuộc Kiểm điềm Thường kỳ Toàn diện trước Hội đồng Nhân quyền LHQ, Việt Nam đã chấp nhận một số khuyến nghị về tự do ngôn luận, kể cả điều “bảo đảm hoàn toàn cho quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi tin tức, ý kiến, phù hợp với điều 19 của Công ước Quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị”; xét rằng, Việt Nam chưa thực hiện những khuyến nghị trên đây;
 
H. xét rằng việc cưỡng chiếm đất của giới chức chính quyền, sử dụng bạo lực quá khích để đáp trả những phản đối về lệnh đuổi này, bắt bớ tùy tiện các nhà hoạt động hay xử án nặng cho các người chống đối, trong khi quyền đất đai và quyển sử dụng đất đai không minh bạch;
 
I. xét rằng quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng bị đàn áp, và Giáo hội Thiên chúa giáo cùng những tôn giáo không được thừa nhận, như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Tin lành và các giáo hội khác hiện đang bị khủng bố trầm trọng;
 
J. xét rằng Việt Nam bắt đầu tham khảo ý kiến công dân cho việc soạn thảo bản Hiến pháp mới, thế nhưng những ai trình bày quan điểm đều phải đối diện với hình phạt hay áp lực;
 
K. xét rằng Việt Nam đang nhắm chiếc ghế tại Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 -2016;
 
 
Quốc hội Châu Âu
 
1. Biểu tỏ mối quan tâm trước sự kết án và án tù khắc nghiệt cho những nhà báo và bloggers tại Việt Nam; tố cáo sự tiếp diễn những vi phạm nhân quyền, kể cả việc hăm dọa chính trị, sách nhiễu, tấn công, bắt bớ tùy tiện, kết án tù khắc nghiệt và các phiên tòa xử bất minh đối với những nhà hoạt động chính trị, nhà báo, bloggers, nhà bất đồng chính kiến, và nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền, cả hai giới ngoài luồng hay trực tuyến, vi phạm rõ ràng nghĩa vụ quốc tế đối với nhân quyền của Việt Nam;
 
2. Yêu cầu nhà cầm quyển tức khắc và vô điều kiện trả tự do cho tất cả các bloggers, ký giả trực tuyến và  các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền; kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt mọi hình thức trấn áp chống lại những ai sử dụng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng và tự do hội họp phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế;
 
3. Kêu gọi chính quyền Việt Nam sửa đổi hay hủy bỏ các luật pháp hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí nhằm chuẩn bị cho một diễn đàn đối thoại và thảo luận dân chủ; đồng thời kêu gọi chính quyền Việt Nam sửa đổi bản dự thảo “Nghị định về Quản lý, Cung cấp, Sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng” để bảo đảm Nghị định này bảo vệ quyền tự do ngôn luận trực tuyến;
 
4. Yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt việc cưỡng bức trục xuất [nông dân ra khỏi mảnh đất của họ], để bảo đảm quyền tự do ngôn luận của những ai tố cáo nạn lạm quyền trong vấn đề đất đai, bảo đảm cho những ai bị trục xuất hưởng các quyền khắc phục pháp lý và được bồi thường theo tiêu chuẩn quốc tế và nghĩa vụ chiếu theo luật nhân quyền quốc tế;
 
5. Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt việc đàn áp tôn giáo và hủy bỏ các cản trở pháp lý đối với những tổ chức tôn giáo độc lập để họ được tự do sinh hoạt tôn giáo ôn hòa, phù hợp với nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam, bằng sự công nhận quyền pháp lý cho tất cả các cộng đồng tôn giáo, cho phép tự do sinh hoạt tôn giáo và hoàn trả tất cả tài sản bị nhà nước cưỡng chiếm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Thiên chúa giáo và các cộng đồng tôn giáo khác;
 
6. Biểu tỏ mối quan tâm trầm trọng về các điều kiện giam giữ các tù nhân vì lương thức với sự phân biệt đối xử và thiếu chăm sóc y tế; thỉnh cầu nhà cầm quyền Việt Nam bảo đảm sự toàn vẹn thân thể và tinh thần, bảo đảm việc tiếp cận cố vấn pháp lý và cho phép điều trị y tế cần thiết cho tù nhân;
 
7. Kêu gọi thêm lần nữa rằng, việc Đối thoại nhân quyền Liên Âu – Việt Nam phải đưa tới tiến bộ cụ thể trên lĩnh vực nhân quyền và tiến trình dân chủ hóa; kêu gọi Liên Âu phải luôn luôn nói lên mối quan tâm về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ở cấp cao nhất cũng như gia tăng áp lực nhà cầm quyền Việt Nam để bãi bỏ việc kiểm soát hay cấm đoán Internet và các blog, cũng như bãi bỏ việc cấm đoán giới truyền thông tư nhân; cho phép các nhóm hay cá nhân thăng tiến nhân quyền, biểu tỏ ý kiến hay bất đồng chính kiến của họ môt cách công khai, từng bước bãi bỏ án tử hình, bãi bỏ hay sửa đổi các điều luật “an ninh quốc gia” được sử dụng để trừng phạt những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa và trả tự do cho các tù nhân vì lương thức;
8. Nhắc lại với hai đối tác rằng Điều 1 của Hiệp ước Đối tác và Hợp tác giữa Liên Âu và Việt Nam ghi rằng : “Tôn trọng nhân quyền và các nguyên tắc dân chủ trên nền tảng của cuộc hợp tác giữa các đối tác và cho những điều khoản của Hiệp ước, đây là điều lập thành yếu tố chính yếu của Hiệp ước”; yêu cầu Đại diện Tối cao quyết định xem các chính sách nhân quyền của Việt Nam có tương hợp theo những quy định trong Hiệp ước Đối tác và Hợp tác giữa Liên Âu và Việt Nam  hay không;
 
9. Khuyến khích Việt Nam tham gia ký kết Hiệp ước Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) cũng như Công ước LHQ chống Tra tấn (CAT); đồng lúc kêu gọi chính quyền Việt Nam hình thành Ủy hội độc lập về Nhân quyền quốc gia;
 
10. Thỉnh cầu Ủy hội Nhân quyền Liên chính phủ của ASEAN xem xét tình trạng nhân quyền tại Việt Nam với sự quan tâm đặc biệt về tự do ngôn luận hầu đưa ra các khuyến nghị;
 
11. Hoan nghênh sự kiện Chính phủ Việt Nam kêu gọi công chúng góp ý vào bản Hiến pháp năm 1992 mà thời hạn được gia tăng cho đến tháng 9.2013, tuy nhiên lấy làm tiếc rằng sự tham khảo ý kiến quần chúng đã đưa tới những trừng phạt và áp lực đối với những ai biểu tỏ ý kiến họ một cách chính đáng ; hy vọng rằng bản Hiến pháp mới quan tâm tới các quyền dân sự và chính trị, và ưu tiên cho quyền tự do tôn giáo; trong niềm kính trọng, chào đón cuộc đối thoại với những tổ chức nhân quyền; biểu tỏ niềm hy vọng rằng đây là điều dẫn tới những cải cách quan trọng trên lĩnh vực lao động, giáo dục và nhân quyền trong tương lai xa; đề nghị nhà cầm quyền mời Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do ngôn luận đến thăm Việt Nam, và sau đó Việt Nam thực hiện những khuyến thỉnh của Báo cáo viên LHQ;
 
12. Chỉ thị cho Chủ tịch Liên Âu chuyển Nghị Quyết nầy đến Phó chủ tịch Ủy hội / Đại diện Tối cao của Liên Âu để trao cho Ủy ban đặc trách Chính sách Đối ngoại và An ninh Liên Âu, Hội đồng Châu Âu, Ủy hội Châu Âu, các Chính phủ và thành viên quốc gia, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam, các Chính phủ thành viên quốc gia ASEAN, Cao ủy Nhân quyền LHQ và Tổng Thư ký LHQ.
 
(Bản dịch Việt văn của Quê Mẹ)

Nước Non Ta Phải Chính Tay Ta Giành Lại
Dẫu Phải Đánh Đổi Bằng Tất Cả Máu Xương

NGUYỄN HỮU CẦU NGƯỜI TÙ THẾ KỶ

Gởi các Bạn những trái tim vì Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền

Trật  tự thế giới mà chúng ta đang sống Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền được xiển dương như một gía trị căn bản cho quyền sống của một con người. Nhưng  bóng tối của bạo lực từ những chế độ độc tài cộng sản vẫn còn đang đe dọa lên thân mệnh bé nhỏ của những con người công chính. Hẳn chúng ta biết một Mandela của Nam Phi 28 năm bị giam hãm trong lao tù. Vì đứng lên dành quyền bình đẳng, chúng ta không quên một Aung San Suu Kyi 21 năm quản  thúc tại gia vì là biểu tượng của Tự Do. Một Lưu Hữu Ba Nguyên Khôi Hòa Bình đang bị tù đày dưới chế độ độc tài Cộng sản Tàu. Nhưng thưa các bạn trên trái đất này còn có hàng ngàn hàng vạn Mandela  Aung San Suu Kyi, Lưu Hữu Ba trong bóng tối. Họ không may mắn được nhân loại thế giới biết đến họ là những Anh Hùng không tên tuổi xin nêu ra vài trường hợp điển hình trong số hàng ngàn tù nhân lương tâm ở Việt Nam.Linh Mục Tadeo Nguyễn Văn Lý người hơn 20 năm tù vẫn còn bị giam giữ chỉ vì đòi Tự Do Tôn Giáo Một Bác sĩ Nguyễn Đan Quế tiếng nói đối lập 20 Năm tù vẫn còn bị giam giữ tại gia.Một nhạc sĩ Nguyễn Hữu Cầu được tuyên xưng là người tù thế kỷ dưới chế độ độc tài Cộng Sản. Sơ lược về tiểu sử nhạc sĩ Nguyễn Hữu Cầu Anh là Đại Uý Việt Nam Cộng Hòa,sau ngày Miền Nam Việt Nam bị cưỡng chiếm ngày 30 tháng 04 năm 1975, anh cùng số phận Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà  bị lùa vào trại tập trung khổ sai mệnh danh « cải tại » sau sáu năm lao tù anh trở về với tấm thân rách nát trước sự đổ nát của cả đất nước đầy dẫy bất công áp bức. Là Nhạc Sĩ nặng lòng với quê Hương anh đã dùng ngòi bút tiếng hát sáng tác những nhạc phẩm mô tả sự băng hoại của xả hội tham quan ô loại và sư sự thống khổ của người dân dưới chế độ Cs Việt Nam. Bạo quyền Hà Nội một lần nữa bắt giữ anh, tuyên án Tử Hình và sau giảm xuống chung thân khổ sai nay đã hơn 30 năm Nguyễn Hữu Cầu vẫn còn bị biệt giam dù đôi mắt đã mù lòa cùng với chứng bệnh Tim, Nảo hậu qủa của tra tấn, cực hình ,lao tù khắc nghiệt sự sống của anh đang vô cùng nguy kịch có thể nói là vô vọng. Nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản vẫn không cho phép gia đình nhận lãnh anh ra ngoài điều trị.Và cũng không có chính sách y tế dành cho Tù nhân Chính TrịHỡi Các Bạn những người yêu chuộng Tự Do Công Bằng và Bác Ái Các Bạn Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí !Những Tổ Chức Nhân Quyền !'Xin hãy thể hiện Lương Tâm nhân loại trước tội ác tày trời của những nhà cầm quyền sắt máu độc tài Cộng sản còn xót lại trên trái đất'Xin hãy lên tiếng cho trường hợp của Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Cầu và cho tất cả những Con Người Công Chính đang bị tù đày vì dám nói lên sự thật.
Rất mong tất cả các bạn những người nhận được lá thư này xin phổ biến rộng rải với tất cả phương tiện hệ thống truyền thông và gởi đến những Cơ Quan Quốc Tế Nhân Quyền Chính Phủ Thượng Nghị Sĩ của các Quốc gia yêu chuộng Tự Do Dân Chủ xin dành một giây lắng lòng nghĩ đến những người tù Lương Tâm và xin quan tâm đặc biệt cho Người Tù Thế Kỷ Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Cầu
Trân Trọng
Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
Member EUROPEAN PRESS FEDERATION

To all of my dear friends who have the heart for FREEDOM, DEMOCRACY and HUMAN RIGHTS,

The ideal for living in the free countries of the world is knowing how to use the powers of FREEDOM, DEMOCRACY and HUMAN RIGHTS.
However, the brutality of the communist regimes are still dominating our lives everywhere.
Nelson Mandela of South Africa was imprisoned for 28 years because of his dream and fighting for FREEDOM and EQUALITY.
Aung San Suu Kyi of Burma was isolated for 21 years in her own house because she wanted FREEDOM for her country.
Luu Huu Ba of China, a Nobel Prize winner, is still without his FREEDOM under the Communist Chinese domination.
We will never forget about the people and sacrifices that they made for FREEDOM, DEMOCRACY and HUMAN RIGHTS.
My dear friends, no matter what, we must rememeber that there are still thousands and thousands of people like Nelson Mandela, San Suu Kyu and Luu Huu Ba who are still suffering in the darkness of life. Unfortunatel, they are not recognized by people everywhere, their voices unheard, they are the unknown heroes among the thousands of prisoners in Viet Nam.
Father Tadeo Nguyen Van Ly, has been in jail for the past 20 years, and is still there because he wanted to raise his voice for the Freedom of Religion.
Doctor Nguyen Dan Que, has been under house arrest because he did not agree with the Communist government policies.
Nguyen Huu Cau, a musician and composer known as the "Century Prisoner", is still locked up in the Communist jail for the past 37 years. Nguyen Huu Cau was a captain in the South Republic Viet Nam. After the Fall of Saigon on April 30, 1975, he was imprisoned with other South Viet Nam Government personnel in a concentration camp known as the "Re-education Camp". After six years in the camp, he was released to come back to his own town that was now miserable, in poverty, and the citizens hungry. He used his talents in music to create songs describing what he saw and knew, songs about the people of the old regime with no hope, and of the unfair treatment of them by the people now in charge of the nation. The Viet Nam Communist arrested him again, placing him in jail under a Death penalty, which was then decreased to a Life sentence. Toda, more than 30 years later, Captain Nguyen Huu Cau is still locked under solitary confinement. Because of the extremely poor condition of the Viet Nam Communist prison facilities, Captain Nguyen Huu Cau is now blind in both eyes, his body wrecked with malnurishment, and a heart problem. Captain Nguyen Huu Cau has suffered for many years in the prison, under the brutal punishment by the Viet Nam Communist. There is no hope for him to survive much longer. Even with his health in critical condition, the 

Communist Government will not release him and allow his family to get him even the minimal treatment for his health problems.
It is well known that in Viet Nam there is no obligation, no rights, no demands, no hospital for the prisoners of war.
To all of my dear friends who love Freedom and Humanity, to the Media powers, to the Human Rights Watch Organization, please raise your voices to protect the people who have no help, those who are still hopelessly under the power of the Communist.
Please raise your voice for Captain Nguyen Huu Cau, as well as for those who dared to cry out for Human Rights.
I am asking all of you to seriously consider the contents of this letter, and to forward the message to Amnesty International, the Government authorities, to the Senators and Congressmen of the countries in which you are living to help us to save the lives of those who were wrongfully punished and jailed for speaking out for FREEDOM, DEMOCRACY and HUMAN RIGHTS.
Very Respectfully yours,
Mrs. Nguyen Thi Ngoc Hanh

Member of European Press Federation

YouTube - Video từ email này

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét