Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Một vài kinh nghiệm nhỏ khi buộc phải “ Làm việc” với công an.


A. Bị “ mời” uống cà phê
Kính thưa tất cả các anh chị em đang tham gia đấu tranh cho một Việt Nam dân chủ tự do, đặc biết là những thành viên mới bắt đầu tham gia hoặc đang có ý định ham gia . Để có thể đảm bảo an toàn cho cá nhân từng người và tất cả các thông tin liên quan tới các thành viên khác trong phong trào và những hoạt động của các tổ chức. Tôi xin chia sẽ cùng quý anh chị em thân yêu một vài kinh nghiệm cần thiết khi chúng ta bị công an, an ninh Cộng sản “mời” đi uống cà phê hay “mời đi  Làm việc”: Tôi không phải là luật sư nên không chia sẽ với anh chị em như một luật sư  vì các luật sự cũng đã chia sẽ khá nhiều với anh chị em. Tuy nhiên vì chúng ta thường có một suy nghĩ chung là : Mấy anh em ấy là luật sư nên mới có thể nói như vậy còn chúng ta không phải luật sư nên không quen hoặc không nhớ các điều luật, nên không dám áp dụng.  Vậy tôi xin được “múa rìu qua mắt” mấy vị luật sư để chia sẽ kinh nghiệm này.
Tôi chia sẽ kinh nghiệm này với tấm lòng chần thành và tất cả những gì mà tôi đã trải qua:
I.Khi cơ quan an ninh phát hiện chúng ta có một số hoạt đông nào đó khiến họ quan tâm thì họ bắt đầu tìm hiểu về lai lịch của chúng ta như: Trình độ văn hóa, mối quan hệ gia đình, mối quan hệ bạn bè, mối quan hệ xã hội, nghề nghiệp, nguồn thu nhập… Sau khi đã tìm hiểu được các mối quan hệ và các sinh hoạt cơ bản của chúng ta trong cuộc sống. Công an sẽ cố tình làm quen, tạo mối quan hệ như lân la tới nhà hoặc gọi điện thoại  mời đi uống cà phê, để trò chuyện.
Trong khi trò chuyện họ sẽ hỏi chúng ta nhiều câu hỏi về sức khỏe, về hoàn cảnh gia đình, về các mối quan hệ và về suy nghĩ của chúng ta, về xã hội việt nam, về Đảng Cs… sau đó họ sẽ hỏi chúng ta về một vài tổ chức nào đó mà họ cho là nguy hiểm cho chế độ…
     Trong trường hợp này chúng ta có nhưng chọn lựa sau.
1.    Có thể không nhận lời mời uống cà phế với họ:  Trong chọn lựa này chúng ta sẽ đưa ra những lý do như: Bận, hay không quen biết nên không thích giao tiếp,  hay bất cứ lý do nào đó. Nhưng tuyệt đối chúng ta không thể để họ đánh giá là mình sợ hãi. ( Nếu chọn giải pháp này sẽ có một vài vấn đề xảy ra mà tôi sẽ chia sẽ sau) Nhưng thường thì chúng ta nên chọn đồng ý.
2.    Chúng ta nhận lời gặp họ: Trong buổi gặp cần giữ bình tĩnh, chủ động, không bị lôi cuốn vào những đề tài của họ để bị họ khai thác hoặc dẫn dắt sang một lĩnh vực khác. Chúng ta có thể nói với họ như sau:
  Tôi rất hân hạnh được  các anh, anh, chị  mời uống cà phê hôm nay. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trên tinh thần dân chủ và tôn trong pháp luật, tôn trọng lẫn nhau, vì mục tiêu dân chủ và tiến bộ…
          Họ có thể bắt tay, tươi cười và đồng ý.
Trong quá trình tiếp xúc họ sẽ hỏi chúng những câu như:
          Anh , em học hành ở trường có tốt không? Kết quả học tập thế nào? Hay mùa màng ra sao? Hoặc công việc của anh, chi, em có ổn định không?... những câu hỏi này chúng ta sẽ tùy ý trả lời, vì không có gì đặc biệt, tuy nhiên không cần thiết phải nói nhiều mà chỉ cần nói “tốt” “không tốt” hoặc “ bình thường” thế là xong. Bới đây chỉ là câu hỏi xã giao nhưng công an vẫn có thể bắt đầu từ những câu trả lời của chúng ta để tiến hành khai thác. Nếu chúng ta trả lời ngắn gọn là bình thường thì họ sẽ chuyển sang những câu hỏi khác. Đại loại họ sẽ hỏi về các mối quan hệ, về suy nghĩ về bất cứ thứ gì mà họ quan tâm và muốn khai thác. Câu trả lời của chúng ta sẽ là chìa khóa cho họ tiến vào những câu hỏi khác. Vì vậy chúng ta cần cẩn thận ở khâu này. Chúng ta có thể trả lời không biết hay chúng ta sẽ đặt lại câu hỏi cho họ răng: “Các anh” hay “anh, chị” hỏi về vấn đề này để làm gì? Tôi không biết có nhất thiết phải trả lời không? Bởi đây là quyền riêng tư của tôi, tôi có quyền giữ bí mật.
Khi chúng ta trả lời như vậy, họ sẽ thay đổi cách khai thác và có thể sẽ nói: Tùy anh chị thôi! Anh chị có nói hay không thì chúng tôi cũng đã biết rất rõ một số thông tin về anh, chị…Lúc này có thể họ sẽ đưa ra một số dẫn chứng về mối quan hệ hay sinh hoạt của chúng ta để uy hiếp thăm dò và chứng minh rằng họ đã biết hết về chúng ta. Hãy bình tĩnh nhé! Không có gì đáng ngại.
Chúng ta có thể hỏi lại họ. Theo những gì anh đã biết về tôi. Vậy tôi xin hỏi anh rằng: Những mối quan hệ hay nhưng việc tôi làm mà “các anh” hay “anh, chị” đã biết thì tôi có vi phạm phát luật không? Nếu có xin các anh, anh , chị trích cho tôi biết tôi đã vi phạm điều nào? Nếu không thì đề nghị “ các anh” hay “anh, chị” không nên xâm phạm vào đời tư của tôi. Sau cách trả lời đó của chúng ta họ sẽ thấy không khai thác thêm gì được nên sẽ kết thúc buổi nói chuyện “ uống cà phê” và có thể hẹn gặp chúng ta vào dịp khác. Sau đó họ sẽ tiến hành một số hoạt động như:
Tấn công vào người thân hay bạn bè, trường lớp hay đồng nghiệp hoặc hàng xóm của chúng ta để tạo lên làn sóng dư luận nhằm khiến cho chúng ta bị khủng hoảng tinh thần do những mối quan hệ bị xáo trộn. Để đối phó với trường hợp này tôi sẽ có bài chia sẽ với anh chị em sau.

( Còn nữa) Sẽ chia sẻ sau nếu quý anh chị em thấy cần thiết và ấn “Thích” Nếu không thì tôi sẽ tạm dừng tại đây.
                                                                                Thanh Hóa ngày 08/03/2014
                                                                                Nguyễn Trung Tôn
                                                                               ĐT: 01628387716
                                                          Email: nguyentrungtonth@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét